Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN lỗ gần 16.600 tỷ đồng nửa đầu năm

Do giá nhiên liệu như than, dầu, khí... tăng đột biến khiến chi phí sản xuất điện tăng cao, tình hình tài chính của tập đoàn vẫn gặp khó khăn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm. Theo đó, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lũy kế 6 tháng đầu năm là 221.231 tỷ đồng, tăng so với mức doanh thu cùng kỳ năm 2021 là 211.631 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này lại tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ hơn 4.200 tỷ đồng. Trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế 16.586 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính của công ty mẹ của EVN cũng ghi nhận doanh thu 189.194 tỷ đồng, trong đó lỗ gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 13.398 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 22.215 tỷ đồng.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của EVN đạt khoảng 673.157 tỷ đồng, giảm hơn 32.200 tỷ đồng so với đầu năm. Các khoản nợ phải trả, gồm nợ ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 152.197 tỷ đồng290.279 tỷ đồng.

Trong báo cáo tình hình hoạt động tháng 7 và mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 8, EVN cho biết từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (than, dầu, khí) tăng cao đột biến nên tình hình tài chính của tập đoàn vẫn gặp khó khăn.

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA EVN
Nguồn: BCTC doanh nghiệp
Nhãn20172018201920202021Nửa đầu năm 2022
Doanh thu thuầntỷ đồng294846338500394889403282426000221230
Lãi sau thuế
6593681797201448014730-16590

Chẳng hạn, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã tăng 63%. Giá than nhập khẩu cũng tăng lên 304,8 USD/tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD/thùng, gấp gần 2,5 lần.

Trong 8 tháng đầu năm, điện sản xuất của EVN và các tổng công ty phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 84,57 tỷ kWh, chiếm 46,49% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.

Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 8 đạt 23,9 tỷ kWh. Lũy kế 8 tháng đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ, trong đó tỷ lệ huy động một số loại hình nguồn điện trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Cụ thể, nguồn huy động từ thủy điện đạt hơn 63 tỷ kWh, chiếm 34,8%; điện than đạt gần 72 tỷ kWh, chiếm 39,4%. Điện từ năng lượng tái tạo gần 25 tỷ kWh, trong đó điện mặt trời chiếm 75%, còn lại là điện gió. Sản lượng điện nhập khẩu 8 tháng trên 1,9 tỷ kWh, chiếm 1%.

Với mặt hàng điện, Phó thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá yêu cầu trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.

EVN kiến nghị gỡ vướng cho điện mặt trời mái nhà tự dùng

EVN kiến nghị các bộ, ngành cần sớm có quy định cụ thể về cơ chế ràng buộc trách nhiệm tự chịu rủi ro khi lắp điện mặt trời mái nhà tự dùng.

EVN khẩn thiết đề nghị thi công lại dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng

EVN đề nghị Bộ Công Thương chấp thuận cho phép thi công trở lại công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng sau khi đã xử lý các vấn đề liên quan đến sạt trượt.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm