Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN dự kiến lỗ hơn 31.000 tỷ đồng

Do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện tăng rất cao, EVN dự kiến cả năm có thể lỗ khoảng 31.360 tỷ đồng.

Giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019. Ảnh: EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết từ đầu năm, do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao.

"Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay của tập đoàn có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng", EVN cho biết.

Tuy nhiên từ đầu năm, EVN đã quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí như: Tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...

Ngoài ra là thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền; vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện...

Theo tính toán, tổng các khoản đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm và chỉ bằng 92,8% so với năm 2021.

"Mặc dù, tập đoàn đã nỗ lực, cố gắng để chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà tập đoàn đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm của công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng", Tập đoàn điện lực Việt Nam dự kiến.

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA EVN

Nhãn201720182019202020216T/2022
Doanh thu thuần tỷ đồng 294846338500394889403282426000221230
Lợi nhuận sau thuế
6593681797201448014730-16590

Trong bối cảnh tình hình tài chính hiện nay, doanh nghiệp này nhận định sẽ có rất nhiều khó khăn trong năm nay và các năm tiếp theo về việc cân đối được dòng tiền; chi phí sửa chữa lớn; huy động vốn, cân đối nguồn vốn...

Trong khi đó, dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021, do đó dự kiến năm 2023 EVN vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính.

Tại một hội thảo diễn ra vào cuối tháng 9, ông Ngô Sơn Hải - Phó tổng giám đốc EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời do biến động khó kiểm soát về giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chi phí mua điện.

Theo ông Hải, hiện, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. Theo tính toán của EVN hồi tháng 6, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 tăng lên mức 1.915,59 đồng/kWh (không gồm khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại 2019-2021 của các đơn vị phát điện). Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Hơn 30 triệu khách hàng sử dụng điện của EVN

Hiện nay, EVN và các đơn vị trong EVN đang quản lý vận hành 29.800/78.300 MW, chiếm tỷ lệ 38% tổng công suất đặt toàn hệ thống.

Giá điện Việt Nam thấp hơn Indonesia, Thái lan

Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm