Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá điện Việt Nam thấp hơn Indonesia, Thái lan

Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.

Theo dữ liệu của Ember, giá bán buôn trung bình những tháng cuối năm ở châu Âu tuy giảm đôi chút nhưng vẫn cao hơn đầu năm. Hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng đã lắng xuống.

Hiện, giá điện bán buôn trung bình tại Italy là 211,2 Euro/MWh (tương đương 5.714 đồng/kWh); Pháp là 178,9 Euro/MWh; (khoảng 4.847 đồng/kWh); Đức 157,8 Euro/MWh; (khoảng 4.278 đồng/kWh); Tây Ban Nha 127,22 Euro/MWh (khoảng 3.439 đồng/kWh).

Vào tháng 10, giá điện ở Tokyo, Nhật Bản đã tăng gần 27%. Đây là nguyên nhân chính làm tăng lạm phát ở một quốc gia nhập khẩu hơn 90% nhiên liệu. Chính vì vậy, Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ cho các công ty điện lực để cắt giảm giá điện hộ gia đình của họ xuống 7 yen/kWh để bù đắp việc tăng giá dự kiến cho mùa xuân tới và sau đó.

Hiện, giá điện tháng ở Nhật Bản tính theo bậc thang với mức thấp nhất là 19,88 yen (3.530 đồng)/kWh và cao nhất là 30,57 yen (5.425 đồng)/kWh.

GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

NhãnViệt NamLàoMalaysiaIndonesiaThái LanCanadaPhilippinesSingapore
Giá bán lẻ đồng/kWh 1876871119922922600289942144906

Hay tại Hàn Quốc, giá bán buôn điện đã đạt mức cao nhất vào ngày đầu tiên của tháng 9 do giá khí đốt quốc tế tăng mạnh. Theo Korea Power Exchange, giá biên hệ thống (SMP), Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc trả cho các nhà máy điện đã tăng lên mức cao kỷ lục hàng ngày là 228,96 won (4.287 đồng)/kWh cho nội địa, cao hơn mức cao nhất hàng tháng là 202,11 won (3.784 đồng)/kWh hồi tháng 4.

Tại Mỹ, khách hàng sử dụng điện của nước này cũng đang phải đối mặt với hóa đơn tiền điện tăng là do giá khí đốt tự nhiên biến động, và tình trạng thiếu cung toàn cầu trở nên tồi tệ hơn do chiến sự tại Ukraine...

Tại một hội thảo diễn ra vào cuối tháng 9, ông Ngô Sơn Hải - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời do biến động khó kiểm soát về giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chi phí mua điện.

Theo ông Hải, hiện, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. Theo tính toán của EVN hồi tháng 6, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 tăng lên mức 1.915,59 đồng/kWh (không gồm khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại 2019-2021 của các đơn vị phát điện). Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Hơn 30 triệu khách hàng sử dụng điện của EVN

Hiện nay, EVN và các đơn vị trong EVN đang quản lý vận hành 29.800/78.300 MW, chiếm tỷ lệ 38% tổng công suất đặt toàn hệ thống.

EVN đề xuất khung giá cho điện gió, điện mặt trời

Theo đề xuất của EVN, giá phát điện với các dự án điện mặt trời trong khoảng 1.187-1.570 đồng/kWh, điện gió dao động 1.590-1.945 đồng/kWh, tùy loại hình.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm