Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU tiếp tục kiểm soát Ethylene Oxide trong mì ăn liền Việt Nam

Mì ăn liền và thanh long là hai mặt hàng khi xuất khẩu vào thị trường EU tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với tần suất 20%.

Ngày 30/1, Bộ Công Thương cho biết Ủy ban châu Âu vừa đăng công báo sửa đổi quy định về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Trong đó, đáng chú ý, hai mặt hàng là thanh long và mì ăn liền tiếp tục bị cơ quan này yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.

Theo thông báo mới, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% như: Rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát.

Trong khi đó, mặt hàng đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

Hiện, mặt hàng ớt vẫn còn nằm trong danh mục kiểm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm soát chất lượng là 50%.

Trước đó, từ 6/1/2022, EU bổ sung mặt hàng Mỳ ăn liền vào kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Ethylene Oxide) với tần suất kiểm tra là 20% do mỳ ăn liền là sản phẩm tổng hợp. Hồi tháng 11/2022, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị có ý kiến để tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mì ăn liền bị kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide.

mi an lien anh 1

Trước đó, mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77 g, lô hạn sử dụng đến 24/9/2022) sản xuất tại Việt Nam bị thu hồi ở Ireland. Ảnh: FSAI.

Cơ quan này đề nghị EU cung cấp số liệu thống kê và đánh giá về việc kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide trong mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam từ tháng 2 đến nay, làm rõ cơ sở để áp dụng, duy trì cũng như giảm thiểu biện pháp kiểm tra và yêu cầu giấy chứng nhận dư lượng Ethylene Oxide, xây dựng kế hoạch từng bước dỡ bỏ các biện pháp này.

Ethylene Oxide là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu và được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Đây không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế… nhằm diệt khuẩn Salmonella).

Hiện nay, một số quốc gia và khu vực đã đưa ra quy định về việc sử dụng Ethylene Oxide trong nông nghiệp/thực phẩm hay dư lượng của chất này trong thực phẩm nhưng với sự chênh lệch rất lớn. Tại EU, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Mì Gấu Đỏ bị cảnh báo ở Đài Loan

Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị sản xuất mì ăn liền Gấu Đỏ khẩn trương báo cáo về quy trình, công nghệ sản xuất do phát hiện có mối nguy chất cấm Ethylene Oxide.

Đề nghị EU từng bước bỏ kiểm soát Ethylene Oxide trong mì ăn liền

Bộ Công Thương đề nghị EU cung cấp số liệu thống kê và đánh giá về việc kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide trong mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm