Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU thừa nhận bất đồng trong việc cấm vận dầu mỏ Nga

Các nhà ngoại giao EU ngày 29/5 cho biết họ đã thất bại trong việc thống nhất đưa ra lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, nhưng nói rằng họ sẽ không từ bỏ.

Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) nói rằng sẽ cố đạt được tiến bộ trước hội nghị thượng đỉnh ngày 30-31/5 trong việc chặn đường ống dẫn dầu đến các nước Trung Âu không giáp biển. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết "vẫn còn quá nhiều chi tiết cần giải quyết" để đạt được một thỏa thuận, theo Reuters.

Các biện pháp trừng phạt được đề xuất đối với dầu Nga là một phần trong gói trừng phạt thứ 6 của EU lên Moscow.

Gói này bao gồm việc loại ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm các đài truyền hình Nga tham gia EU, và thêm nhiều nhân vật hơn vào danh sách cá nhân bị đóng băng tài sản và không thể vào EU.

Toàn bộ gói trừng phạt mới này đã bị chững lại vì Hungary. Nước này nói rằng lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của họ vì khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung mới cũng như trong cải cách các nhà máy dầu - vốn được thiết kế chủ yếu cho dầu Nga. Slovakia và Cộng hòa Czech cũng bày tỏ quan ngại tương tự.

Đàm phán về lệnh cấm vận dầu mỏ đã diễn ra trong một tháng mà không có tiến triển. Các nhà lãnh đạo muốn đạt được một thỏa thuận trước hội nghị thượng đỉnh của họ để tránh bị mất đoàn kết và thiếu nhất quán của khối trong phản ứng với Moscow.

EU se thao luan lai ve lenh cam van dau Nga anh 1

EU sẽ thảo luận lại về lệnh cấm vận dầu Nga. Ảnh: Shutterstock.

Để phá vỡ thế bế tắc, Ủy ban châu Âu đề xuất rằng lệnh cấm chỉ áp dụng đối với dầu của Nga được đưa vào EU bằng các tàu chở dầu. Điều này sẽ cho phép Hungary, Slovakia và Czech tiếp tục nhận dầu của Nga qua đường ống Druzhba trong một thời gian cho đến khi có thể sắp xếp được nguồn cung thay thế.

Các quan chức cho biết Budapest ủng hộ đề xuất này, nhưng cuộc đàm phán hôm 29/5 đã không đi đến kết quả, do EU đối mặt với khó khăn tài chính khi Hungary muốn tăng công suất đường ống dẫn dầu từ Croatia và chuyển các nhà máy lọc dầu của họ từ sử dụng dầu thô Urals của Nga sang dầu thô Brent.

Điều này sẽ được các đặc phái viên của EU thảo luận lại cùng với vấn đề làm thế nào để đảm bảo cạnh tranh công bằng, khi mà các quốc gia thành viên phụ thuộc vào dầu Brent có thể phải chịu mức giá cao hơn do các lệnh trừng phạt.

Lý do Hungary đi ngược chiều châu Âu trong lệnh cấm dầu Nga

Việc cấm vận dầu Nga không chỉ có thể giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Hungary, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Thủ tướng Viktor Orban.

Vị thủ tướng khiến EU gặp khó trong lệnh cấm vận dầu Nga

Châu Âu cố gắng giải quyết nỗi lo của Hungary khi áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, nhưng các cuộc đàm phán với Thủ tướng Viktor Orban vẫn rơi vào bế tắc.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm