Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU bất đồng về giá trần đối với dầu Nga

Liên minh châu Âu đã không đạt được thỏa thuận vào hôm 23/11 liên quan đến mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, và sẽ nối lại các cuộc đàm phán sau đó.

Một tàu chở dầu cập cảng sau khi được nhìn thấy rời khỏi Nga. Ảnh: Reuters.

Đại diện của 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau tại Brussels để thảo luận về đề xuất của G7 nhằm đặt mức giá trần đối với dầu Nga trong khoảng 65-70 USD/thùng. Tuy nhiên, con số này dường như quá thấp đối với một số nước, trong khi lại quá cao đối với một số nước khác, Reuters đưa tin.

Họ không thể đạt được thỏa thuận vì quan điểm của họ về mức giá nên được áp đặt quá khác nhau. Vấn đề này cũng đòi hỏi một số quốc gia phải thay đổi thêm chính sách, theo New York Times.

Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao EU cho biết vẫn còn sự khác biệt về giá trần. “Cuộc gặp tiếp theo của đại sứ các nước EU sẽ diễn ra vào tối 24/11 hoặc ngày 25/11”, vị này cho biết thêm.

Mức giá trần là một vấn đề gây tranh cãi. Ba Lan, Lithuania và Estonia tin rằng mức 65-70 USD/thùng sẽ mang lại lợi nhuận quá cao cho Nga, khi chi phí sản xuất chỉ khoảng 20 USD/thùng.

Trong khi đó, Cyprus, Hy Lạp và Malta cho rằng mức giá trần đó quá thấp, đồng thời yêu cầu phải bồi thường cho khoản lỗ của doanh nghiệp hoặc cần thêm thời gian để điều chỉnh. Ngành vận tải biển của các nước này có thể thua lỗ nếu dầu Nga bị cản trở.

"Ba Lan khẳng định họ không đồng ý với mức giá trên 30 USD/thùng. Cyprus muốn bồi thường. Hy Lạp muốn có thêm thời gian. Điều đó sẽ không xảy ra vào tối nay", một nhà ngoại giao khác nói thêm.

G7, cũng như EU và Australia, dự kiến áp dụng mức giá trần đối với dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga vào ngày 5/12. Động thái này là một phần của các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm doanh thu của Moscow từ xuất khẩu dầu mỏ.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao EU cho biết hầu hết quốc gia trong khối đều ủng hộ việc áp giá trần và chỉ lo lắng về khả năng thực thi kế hoạch này.

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản năm 2018. Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.

Giá dầu thế giới quay đầu tăng vì một lời nói

Giá dầu tăng trở lại sau cú trượt giá mạnh hôm 21/11 sau khi Saudi Arabia bác thông tin cho rằng nước này đang thảo luận về việc tăng nguồn cung dầu với OPEC+.

Giới trẻ nổi giận với 'những bàn tay dính dầu'

Dù thiếu vắng nhà hoạt động khí hậu nổi tiếng Greta Thunberg, thế hệ trẻ vẫn đang "định hình kết quả tại hội nghị COP27".

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm