Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

E-banking và Fintech: Cuộc đua mới của ngành ngân hàng

Làn sóng Fintech nở rộ tạo ra cuộc đua mới về công nghệ, độ phủ sóng, chất lượng dịch vụ trong ngành ngân hàng.

Báo cáo của công ty thanh toán di động Fortumo năm 2016 chỉ ra, người dùng Internet ở Việt Nam đạt đến 52%; tỷ lệ sử dụng smartphone là 45% và vẫn đang tăng mạnh. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển các dịch vụ số.

Do vây, công nghệ hóa ngành ngân hàng để tăng độ phủ dịch vụ là một xu hướng tất yếu. Trong đó, đầu tư dịch vụ e-banking và hợp tác với công ty công nghệ tài chính (Fintech) để xây dựng mô hình ngân hàng số là hai xu hướng rõ rệt.

E-banking va Fintech anh 1
Ngân hàng được tích hợp ngay trên smartphone với nhiều tiện ích mới.

 

Cuộc đua giữa e-banking và ngân hàng số

Dịch vụ e-banking là tiện ích cộng thêm trên nền tảng tài khoản ngân hàng hiện hữu, gồm mobile-banking, Internet-banking, SMS-banking… Để sử dụng thêm những dịch vụ này, người dùng cần đến ngân hàng làm thủ tục như bình thường.

Trong khi đó, ngân hàng số là sản phẩm dịch vụ riêng biệt, thường được kết hợp xây dựng giữa công ty công nghệ tài chính (Fintech) và ngân hàng truyền thống. Muốn sử dụng, người dùng cần đăng ký tài khoản mới. Hoàn tất thủ tục, khách hàng được nhận một thẻ ATM nội địa và bộ công cụ quản lý tài chính thông minh giao dịch 24/7.

Bộ công cụ gồmứng dụng di động và Internet-banking có đầy đủ chức năng ngân hàng như quản lý số dư, chuyển, nhận tiền, gửi tiết kiệm và các tiện ích về tài chính cộng thêm như đầu tư, thanh toán quốc tế, mua bảo hiểm...

Để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, dịch vụ e-banking và ngân hàng số cần giữ ổn định hệ thống, đơn giản hóa quy trình thực hiện, tăng tốc độ giao dịch, độ bảo mật cũng như bổ sung tính năng mới.

Khi sử dụng ngân hàng số, người dùng không cần phụ thuộc quá nhiều vào thời gian làm việc của nhân viên ngân hàng truyền thống. Thay vào đó, sử dụng tính năng chuyển tiền nhanh bằng số thẻ Napas - hệ thống hơn 32 ngân hàng nội địa Việt Nam. Tiện lợi hơn nữa là tính năng chuyển tiền qua email.

Thông qua ứng dụng ngân hàng số, một vài tính năng mới hiện rất được chú ý là “nhắc nhở thanh toán” - gửi yêu cầu thanh toán cho đối tác sau bữa ăn hay sau khi thương vụ mua bán thành công); sử dụng chat-bot (công cụ trả lời tự động) thay nhân viên tư vấn trả lời những câu hỏi cơ bản, lặp đi lặp lại của khách hàng...

Mặt khác, dịch vụ e-banking của ngân hàng truyền thống vẫn đòi hỏi quy trình xác nhận nghiêm ngặt, bảo mật nhiều lớp. Tuy nhiên, theo xu hướng chung, các thủ tục dần được đơn giản hóa để tiết kiệm thời gian cho người dùng.

Cuộc đua công nghệ được dự đoán sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong năm sau, khi nhiều startup Fintech ra đời và các ngân hàng quốc tế vốn đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Ngân hàng cạnh tranh, khách hàng hưởng lợi

Vì ngân hàng số đã số hóa 100% các giao dịch giấy tờ, nên số lượng chi nhánh giao dịch được giảm thiểu đến mức tối đa. Mỗi ngân hàng số chỉ cần một số ít điểm gặp mặt khách hàng, gọi là “chi nhánh thông minh”. Sau khi đăng ký qua mạng, khách hàng đến chi nhánh để hoàn tất bước xác nhận cuối cùng.

E-banking va Fintech anh 2
Thay cho quầy giao dịch truyền thống, chi nhánh thông minh được thiết kế như quán cà phê, không có vách ngăn giữa nhân viên và khách hàng.

 

Lợi ích của việc giảm số lượng điểm giao dịch là giảm tải chi phí xây dựng và vận hành chi nhánh, tiền lương nhân viên, cơ sở hạ tầng… Số tiền đó được chuyển sang đầu tư nâng cấp dịch vụ khách hàng như không thu phí giao dịch, nâng lãi suất tiết kiệm và cải tiến, sáng tạo nhiều tính năng mới…

Trong khi ngân hàng truyền thống ràng buộc chủ tài khoản bằng khoản chi phí tối thiếu từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng và thu phí dịch vụ định kỳ theo tháng/năm, ngân hàng số cạnh tranh bằng cách không đòi hỏi khoản tiền tối thiểu trong tài khoản.

Tuy nhiên, việc miễn phí tất cả phí giao dịch cũng khiến người dùng nghi ngại về vấn đề lợi nhuận của ngân hàng lấy từ đâu, cũng như thời gian áp dụng chương trình miễn phí là bao lâu. Ở bối cảnh người dùng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào các dịch vụ số hóa, e-banking vẫn có nhiều lợi thế.

Trả lời thắc mắc của khách hàng về cách thu về lợi nhuận, CEO của ngân hàng số Timo - ông Claude Spiese cho biết, Timo sẽ hỗ trợ tất cả những khoản phí thuộc về giao dịch trực tuyến. Khi khách hàng tin tưởng và sử dụng thường xuyên, ngân hàng sẽ tăng trưởng ổn định nguồn vốn để đầu tư sinh lợi và mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dùng.

Timo - Ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam là kết quả hợp tác giữa Global Online Financial Solution Company và VPBank. Với một tài khoản duy nhất, người dùng có thể thực hiện mọi giao dịch đã được số hóa 100% bằng các thiết bị điện tử có kết nối Internet. Timo mang đến giải pháp tài chính toàn diện, an toàn tuyệt đối và hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Hiện Timo có 2 điểm giao dịch tại 194 DE Pasteur, Quận 3, TP.HCM và 17 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Độc giả có thể đăng ký tài khoản miễn phí tại đây.

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm