Vụ kiện được khởi xướng ở bang Texas, thay mặt cho các nhóm bảo thủ, và đơn kiện được nộp lên bởi Paul Davis, một luật sư bị mất việc sau khi đăng video chính mình trong vụ bạo loạn ở Điện Capitol.
Vụ kiện nhắc lại các cáo buộc gian lận bầu cử đã phát tán rộng trong số cử tri của ông Trump, dù không hề có bằng chứng, và kêu gọi hủy bỏ mọi lá phiếu trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Nhưng kỳ lạ hơn, luật sư Paul Davis lại dùng cốt truyện trong tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc nhẫn (sau được chuyển thể thành phim), để làm cơ sở cho vụ kiện của mình.
Đơn kiện cho rằng vương quốc Gondor - bối cảnh chính trong tác phẩm, nơi có rồng, phù thủy, yêu tinh, người lùn - đang không có vua, vì vua hợp lệ của vương quốc này đang phải sống lưu vong. Đơn kiện cho rằng ông Trump mới là lãnh đạo thực sự của Mỹ, một đất nước không còn chế độ quân chủ từ năm 1776.
“Câu chuyện so sánh nói trên là hợp lý”, vụ kiện viết. “Vì hiện giờ ở Washington, D.C. một nhóm người tự gọi mình là tổng thống, phó tổng thống và Quốc hội mà đều không có quyền điều hành nữa Mỹ một cách hợp lệ”.
Dựa vào cốt truyện Chúa tể của những chiếc nhẫn, vụ kiện đề xuất nên giao lại quyền lực cho ai đó trong số những người ủng hộ ông Trump hoặc ai đó từng trong nội các ông Trump.
Ông Trump rời Washington ngày 20/1 mà không dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Ảnh: AFP. |
Các chuyên gia pháp lý tỏ ra bất bình vì vụ kiện.
“Một điều mà người Mỹ học được trong các vụ kiện hậu bầu cử là tòa án không có chút kiên nhẫn nào với những lập luận kỳ lạ”, Ciara Torres Spelliscy, nhà nghiên cứu tại Đại học Luật New York, nói với trang Salon, trong một bài phản bác hoàn toàn vụ kiện nói trên và các lý lẽ của nó.
“Nỗ lực pháp lý nhằm tuyên bố Quốc hội là không hợp pháp sẽ bị tòa án cười vào, và có thể dẫn đến hình phạt đối với luật sư”.