Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đưa xuất bản Việt Nam ra khu vực, thế giới

Theo ông Phạm Trần Long, Phó ban Đối ngoại Hội Xuất bản, để quảng bá sách Việt ra nước ngoài, cần chú ý 3 yếu tố: xây dựng chiến lược, sử dụng nguồn lực và nâng cao chất lượng

Một hoạt động workshop của đoàn xuất bản Việt Nam tại Hội sách thiếu nhi châu Á. Ảnh: Linh Nguyễn.

Theo thời gian, xuất bản Việt Nam ngày một vững mạnh, có những bước phát triển vượt bậc. Song song phát triển thị trường trong nước, ngành xuất bản Việt Nam tiếp tục mở rộng ra khu vực. Trong những năm qua, Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, đối ngoại, ngành sách Việt Nam có vị trí đáng chú ý trong thị trường xuất bản khu vực Đông Nam Á.

Điểm sáng khu vực từ thời kỳ dịch

Vào giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, ngành xuất bản ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, trong phiên họp thường niên của Ban chấp hành Hiệp hội xuất bản Đông Nam Á (ABPA), Hội Xuất bản Việt Nam vẫn trình bày số liệu hoạt động trong năm là hơn 36.000 đầu sách (hơn 400 triệu) bản - đây được đánh giá là điểm sáng của hoạt động xuất bản trong khu vực thời gian qua.

Khi ấy, nhiều quốc gia đã báo cáo chỉ số sách in giảm 20-30%, riêng Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ấn tượng, đạt được các chỉ số kinh doanh theo chỉ tiêu đề ra.

hoi nhap quoc te anh 1

Phiên họp trực tuyến của Hiệp hội xuất bản Đông Nam Á trong đợt dịch.

Nhờ sự quan tâm sát sao của Hội Xuất bản và những nỗ lực triệt để của toàn ngành mà sang năm 2021, doanh thu ngành vẫn đạt mức tăng trưởng, đạt tổng doanh thu 2.996 tỷ đồng (tăng 12,4% so với năm 2020 và 7,9% so với năm 2019).

Những chỉ số tăng trưởng này đã giúp xuất bản Việt Nam gây ấn tượng với bạn bè khu vực và quốc tế.

Xuất bản Việt Nam khẳng định vị thế trong khu vực

Năm 2005, Hội Xuất bản Việt Nam đồng sáng lập Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á. Kể từ khi ấy, Hội đã tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động, đẩy mạnh hoạt động hợp tác xuất bản, mua bán bản quyền, giới thiệu sách.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn giữ sự liên kết, phối hợp với các hội xuất bản thuộc khu vực, tuân thủ nguyên tắc, điều lệ của Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á.

Trong giai đoạn 2022-2023, Hội xuất bản Việt Nam đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Hiệp hội xuất bản Đông Nam Á. Đây là cơ hội để xuất bản Việt Nam, một lần nữa, khẳng định vị thế của mình và thúc đẩy xuất bản khu vực.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, thông qua Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, các quốc gia thành viên học hỏi được lẫn nhau nhiều điều. Hiệp hội tổ chức nhiều sân chơi, hội thảo, hội nghị để các nhà xuất bản trong khối làm việc, liên kết và cùng nhau xuất bản sách.

Ngoài ra, các hội sách của từng quốc gia thành viên cũng luôn được cả khối hỗ trợ. Những nước có nền công nghiệp xuất bản chưa phát triển sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những nước có nền công nghiệp xuất bản mạnh hơn, từ đó, có động lực, định hướng và kế hoạch phát triển.

Bản thân các hội viên - các nhà xuất bản, công ty phát hành trong nước cũng rất chủ động tham gia thúc đẩy xuất bản Việt Nam hội nhập quốc tế. Các đơn vị thường xuyên cử người đi tham gia các hội sách trong khu vực và trên thế giới, quảng bá xuất bản Việt, chào bán bản quyền sách Việt Nam.

hoi nhap quoc te anh 2

Đoàn Việt Nam tại Hội sách thiếu nhi châu Á. Ảnh: AFCC.

Một trong những sự kiện giao lưu nổi bật nhất thời gian gần đây là Hội sách thiếu nhi châu Á tổ chức tại Singapore với Việt Nam làm quốc gia Tiêu điểm. Hội Xuất bản đã dẫn đoàn Việt Nam gồm các nhà xuất bản và công ty sách cùng một số tác giả, diễn giả sang Singapore tham dự Hội sách.

Theo ông Phạm Trần Long, Phó ban Đối ngoại của Hội Xuất bản Việt Nam, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia tổ chức các hoạt động quảng bá, tọa đàm trao đổi, đưa ra các đề xuất hợp tác được đánh giá cao.

Tại đây, ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam, đã đề xuất các giải pháp để kết nối ngành xuất bản sách thiếu nhi của hai nước Việt Nam và Singapore một cách hiệu quả, thiết thực hơn nữa, cũng như chia sẻ những mô hình thành công, những bài học kinh nghiệm trong hoạt động xuất bản nói chung, xuất bản sách thiếu nhi nói riêng, các giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa đọc, cũng như những nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức đối với ngành xuất bản, thị trường sách.

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, ông Phạm Trần Long cho biết sắp tới, Hội Xuất bản Việt Nam có kế hoạch tổ chức một hội sách quốc tế và mời các đối tác nước bạn đến dự.

Ông cũng cho rằng để công tác hội nhập thành công, đưa xuất bản Việt Nam ra khu vực và thế giới, Hội Xuất bản Việt Nam sẽ cần phối hợp chặt chẽ 3 yếu tố: xây dựng chiến lược, huy động nguồn lực và nâng cao chất lượng nhân sự. Ông cho rằng với sự dẫn dắt sát sao của Hội, Xuất bản Việt Nam sẽ ngày càng tạo tiếng vang ra xa ngoài lãnh thổ.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị

Một trong những dấu ấn của Hội Xuất bản Việt Nam trong 5 năm qua là tổ chức thành công Giải thưởng Sách Quốc gia. Giải thưởng trở thành đích đến của người làm sách.

Xu hướng xuất bản sách bảo vệ môi trường cho thiếu nhi

Theo chia sẻ của bà Khúc Thị Hoa Phương, giám đốc - tổng biên tập NXB Phụ nữ Việt Nam, dòng sách viết về môi trường đang được nhiều độc giả nhí và phụ huynh quan tâm.

Lê Lam

Bạn có thể quan tâm