Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự án cầu đi bộ nghìn tỷ qua sông Sài Gòn có chuyển biến mới

Nutifood vừa công bố đối tác thiết kế cầu đi bộ sông Sài Gòn. Sau giai đoạn thiết kế, các hạng mục tiếp theo sẽ triển khai với sự tư vấn từ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận.

Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Ảnh: Nutifood.

CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood vừa tổ chức Lễ ký kết với liên danh Công ty TNHH Chodai & Kiso - Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa (gọi tắt là liên danh CKJVN - CHODAI - NIWA) để thực hiện gói thầu "Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn".

Đây cũng là liên danh đoạt giải nhất tại cuộc thi tuyển kiến trúc: Phương án thiết kế kiến trúc Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn theo quyết định số 4589/QĐ-UBND của TP.HCM ký duyệt vào năm ngoái.

Nutifood cho biết thiết kế bản vẽ thi công là một bước then chốt trong quá trình xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Đây không chỉ là việc cụ thể hóa ý tưởng thiết kế kiến trúc thành bản vẽ chi tiết, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả tổng thể của dự án.

Theo thỏa thuận, liên danh này sẽ chịu trách nhiệm khảo sát, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tích hợp mô hình thông tin xây dựng (BIM) và thực hiện các công việc liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng cao nhất, các kỹ sư sẽ tiến hành "thí nghiệm hầm gió" tại một trung tâm uy tín quốc tế nhằm tăng cường độ an toàn và chính xác cho dự án. Đây là yếu tố quan trọng khi công trình xây dựng được thực hiện ở nơi có sức gió lớn và có nhiều nhà cao tầng dọc 2 bên bờ như sông Sài Gòn.

Bên cạnh đó, cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có kiến trúc phức tạp, nhịp giữa dài đến 187 m, mái vòm thấp, có kết cấu kháng gió như một cánh diều. Thân cầu lại thanh mảnh, uốn lượn, chiều rộng hẹp, do đó chủ đầu tư cho rằng bước thí nghiệm hầm gió tại các trung tâm uy tín, hàng đầu thế giới là cần thiết.

Kỹ sư trưởng Kudo Hiroshi (Công ty TNHH Chodai) thừa nhận cây cầu này là một công trình đẹp nhưng rất khó, chưa từng có ở đâu trên thế giới, do đó việc thực hiện thực sự là thách thức với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực hiện các cây cầu nhịp lớn tại Nhật Bản và các nước trên thế giới, đơn vị này tự tin sẽ biến ý tưởng này thành hiện thực, góp phần tạo nên một biểu tượng mới cho TP.HCM.

Theo Nutifood, sau bước thiết kế bản vẽ thi công, các hạng mục khác của dự án sẽ được triển khai với sự tư vấn của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận. Lễ khởi công dự kiến diễn ra vào ngày 30/4/2025.

Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ bắt đầu từ công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) và kết thúc tại khu vực công viên bờ sông, giáp với đường Nguyễn Thiện Thành thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Với tổng chiều dài khoảng 261 m, dự án có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong 2027. CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood sẽ tài trợ toàn bộ chi phí liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Nutifood sắp xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận sẽ thay mặt Nutifood quản lý xuyên suốt quá trình triển khai dự án cầu đi bộ. Dự kiến, công trình này sẽ khởi công vào 30/4/2025 và khánh thành năm 2027.

Hiện trạng đường ven sông Sài Gòn Sun Group đề xuất làm 10 làn xe

Sun Group đề xuất TP.HCM làm tuyến giao thông ven sông Sài Gòn với 8-10 làn xe theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm