Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Drone Mỹ bị bắn hạ đã tham chiến giả tưởng với chính Iran 10 năm trước

Máy bay không người lái của Mỹ bị Iran bắn rơi từng được nhà sản xuất mời chào quân đội Mỹ mua về để phục vụ cho trường hợp xung đột tương lai với chính quốc gia Hồi giáo.

Trong một tài liệu năm 2008, công ty Northrop Grumman đưa ra phân tích về “môi trường an ninh tương lai”, và cách thức mà máy bay Global Hawk sẽ đóng vai trò then chốt. Tình huống tưởng tượng là một cuộc chiến tranh với Iran, theo trang tin Quartz.

“Khả năng răn đe, thậm chí chiến đấu trong một cuộc xung đột truyền thống, vẫn sẽ là ưu tiên cao đối với Mỹ”, báo cáo viết. “Tình huống dùng để thảo luận sẽ là một xung đột giả thuyết với Iran trong các năm 2015-2020”.

Báo cáo này giới thiệu các mục đích sử dụng khác cho Global Hawk như trong các chiến dịch hàng hải hoặc an ninh biên giới. Nhà sản xuất đề xuất Lầu Năm Góc mua 157 chiếc drone loại này.

may bay khong nguoi lai My anh 1
Tài liệu của hãng Northrop Grumman cho thấy khả năng do thám vượt trội (vùng xanh nhạt, hình phải) của Mỹ khi dùng kết hợp các máy bay Global Hawks. Ảnh: Northrop Grumman.

Hiện Mỹ có 42 chiếc Global Hawks hoạt động, tính đến năm 2015. Mỗi chiếc có chi phí lên tới 220 triệu USD, gấp 14 lần cái giá 15,3 triệu USD mà Northrop Grumman đưa ra ban đầu.

Trong tình huống xung đột giả định với Iran, nhà sản xuất ước tính cần 7-8 chiếc Global Hawks để do thám toàn bộ tình hình. Tuy nhiên, nếu tính khu vực rộng lớn hơn, hãng này đề xuất ít nhất 16 chiếc Global Hawks vì “sẽ có nhiều hơn một quốc gia thù địch” có vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc tên lửa đạn đạo, buộc Mỹ phải dự đoán mọi diễn biến.

Tehran cho biết đã bắn rơi chiếc máy bay không người lái Mỹ đang do thám trong không phận Iran, nhưng Washington khẳng định đây là “cuộc tấn công khi không có khiêu khích” trong không phận quốc tế.

Căng thẳng Mỹ - Iran đã leo thang từ năm 2018, khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015 dưới thời ông Obama. Theo đó, Iran đồng ý dừng chương trình hạt nhân để được nới lỏng cấm vận. Đến nay, chính quyền Trump đã tái áp đặt các lệnh cấm vận, còn Iran vẫn giữ vững cam kết ban đầu, nhưng đang đe dọa sẽ tái khởi động việc xây dựng vũ khí hạt nhân.

Nguy cơ chiến tranh lên đến đỉnh điểm sau những diễn biến hai tuần qua, bao gồm vụ tấn công hai tàu chở dầu và hóa chất ở vịnh Oman. Mỹ cáo buộc Iran đứng đằng sau những vụ tấn công này, nhưng Iran đã phủ nhận mọi liên quan. Không có thương vong trong các vụ nổ tàu.

Bên bờ vực chiến tranh - Mỹ mơ hồ chính sách, Iran mạo hiểm chiến lược

Cách ông Trump xử lý vấn đề Iran cho thấy sự "mơ hồ nguy hiểm" tại Nhà Trắng, trong khi Tehran, với năng lực quân sự gia tăng, đang lựa chọn một chiến lược đầy rủi ro.

Cuộc chiến Mỹ - Iran nếu xảy ra sẽ là thảm họa, ảnh hưởng cả thế giới

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran đang ở mức nghiêm trọng nhất từ trước đến nay và xuất phát từ hàng loạt chính sách gây tranh cãi của chính quyền Tổng thống Trump tại khu vực.


Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm