Logo Tiktok tại trụ sở công ty tại Culver, California. Ảnh: Reuters. |
“Xét về bản chất vụ tranh chấp, Tổng thống Trump không đứng về phe nào. Thay vào đó, ông trân trọng đề nghị Tòa xem xét lại hạn chót 19/1/2025 cho việc thoái vốn”, trích thông báo của ông Trump gửi tới Tòa, theo PBS.
“Tổng thống Trump có kinh nghiệm tuyệt vời trong đàm phán các thỏa thuận. Ông cũng có sự ỷ quyền của các cử tri và ý chí chính trị để cứu lấy nền tảng này, đồng thời giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia”, ông John Sauer, một trong những luật sư riêng của ông Trump, viết.
Ông Sauer đang được đề cử vào vị trí lãnh đạo số 4 của Bộ Tư pháp Mỹ - vị trí sẽ phải tiếp quản nhiệm vụ bảo vệ lệnh cấm trước Tòa án từ chính quyền Biden tiền nhiệm.
“Tổng thống Trump phản đối việc cấm TikTok tại Mỹ vào thời điểm này và mong muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề bằng biện pháp chính trị sau khi nhậm chức”, ông Sauer viết thêm.
Về phần mình, TikTok cho biết họ đã ghi nhận sự cảm thông của ông Trump thể hiện qua các lập luận pháp lý, theo Hill.
Trước đó, hồi tháng 4, với sự ủng hộ của lưỡng đảng, Quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật buộc công ty mẹ ByteDance phải bán TikTok trong vòng 270 ngày nếu không muốn nền tảng này bị gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng đối với người dùng Mỹ.
Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành đạo luật hôm 24/4 - dường như cố ý khiến hạn chót đối với ByteDance rơi vào ngày 19/1/2025, đúng một ngày trước khi chính quyền mới nhậm chức.
TikTok đã đâm đơn kiện với hy vọng hủy bỏ đạo luật này, nhưng gặp thất bại ở các cấp tòa án thấp hơn. Ngày 10/1/2025 tới, Tòa án Tối cao Mỹ sẽ mở phiên xét xử đầu tiên.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.