Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nhân tâm sự chuyện 'vượt bão'

Bên cạnh thua lỗ thì khủng hoảng là cụm từ “đáng sợ” với bất cứ doanh nghiệp (DN) nào. Vậy làm sao để doanh nhân có thể lèo lái con tàu vượt qua khủng hoảng?

Doanh nhân tâm sự chuyện 'vượt bão'

Bên cạnh thua lỗ thì khủng hoảng là cụm từ “đáng sợ” với bất cứ doanh nghiệp (DN) nào. Vậy làm sao để doanh nhân có thể lèo lái con tàu vượt qua khủng hoảng?

Buổi tọa đàm “Quản trị khủng hoảng” tổ chức tại Hà Nội chiều nay đã có những chia sẻ rất cởi mở của các nhà làm chính sách, chủ DN. Khái niệm khủng hoảng được nhìn nhận rõ hơn, ở nhiều khía cạnh. Với ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tôn Hoa Sen Group, khủng hoảng là thứ đã khiến ông phải “vất vả, nhức đầu” trong nhiều năm liên tục. Tuy nhiên, bí kíp để Tôn Hoa Sen hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư, khiến cho giá cổ phiếu tăng từ 8.000 đồng lên 24.000 đồng/cổ phiếu chính là quản trị được khủng hoảng.

“Kinh nghiệm quản trị khủng hoảng là dòng tiền, ai xử lý tốt thì người đó sẽ làm được. Với DN, cần phải cắt hết những thứ bất hợp lý chẳng hạn như đầu tư ngoài ngành, khoản đầu tư chưa sinh lợi cũng phải cắt bỏ nếu cảm thấy sinh mạng mình không tồn tại được”, ông Vũ chia sẻ. Doanh nhân này cũng nói thêm, bản thân DN cần phải nhìn lại mình, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh mang tính thời cơ, đầu cơ nhiều hơn là nền tảng bền vững. “Nhiều năm liền, những lĩnh vực có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản hút đi một lượng tiền khổng lồ. DN cạnh tranh nhau chưa đề cao chất lượng mà lại quan tâm đến giá, cơ hội nên rất kém bền vững, nội tại nền kinh tế yếu kém là yếu tố khiến cho khủng hoảng ở Việt Nam ‘nặng’ nhất Đông Nam Á”, CEO Tôn Hoa Sen đúc kết.

 

 Để "vượt bão" thành công, yếu tố quan trọng nhất của DN là quản trị được dòng tiền cũng như cắt bớt những khoản đầu tư không cần thiết.

Còn theo chia sẻ của Tổng giám đốc công ty thép Zamil Việt Nam - ông Kumar Narasimhan, mối lo về khủng hoảng đã ảnh hưởng đến hầu như tất cả các DN trên toàn thế giới, không riêng gì Đông Nam Á hay Việt Nam. Nền kinh tế suy giảm sẽ đi kèm với khó khăn về huy động vốn, trong khi phải huy động mới có vốn cho vay và cho vay lại là vấn đề sống còn với nhiều DN. “Càng khủng hoảng, DN càng cần phải phát triển sản phẩm đúng nhu cầu. Thành công trong tương lai của DN là việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm, quan tâm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là giá cả và chất lượng”, ông Kumar Narasimhan nêu kinh nghiệm.

Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện phó viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CEIM) ví von, quản trị khủng hoảng cũng giống như một mối quan hệ vợ chồng trong gia đình lúc khó khăn. Có 3 tình huống giải quyết, một là cho đổ vỡ, đường ai nấy đi. Hai là sẽ buông xuôi nhưng cách này sớm muộn cũng dẫn đến đổ vỡ trong 3-5 năm nữa. Cuối cùng là bắt tay vào xử lý, cố gắng “cơm rau cơm mắm” để duy trì. “Nhưng dù cách nào thì cũng cần nhận ra phải thay đổi một cách rất cơ bản, căn bản thì vượt qua trước mắt, nhưng thời điểm khủng hoảng là một thời điểm quan trọng để học, xây nền tảng mới cho phát triển tương lai”, ông Thành nêu quan điểm.

Ông cũng cho rằng, thời gian vừa qua, chúng ta đã không chịu đổ vỡ hay buông xuôi, nhưng lại cố gắng vượt qua và đặt nền tảng 20-30 năm nữa, muốn “một lúc ăn 4”: kiềm chế lạm phát, ổn định không đổ vỡ, tái cấu trúc, mở cửa hội nhập. “Nếu làm được thì tốt quá, lòng tin trở lại, lãi suất cho vay hạ xuống đều là những yếu tố vô cùng tích cực”, ông bày tỏ.

Triển vọng nào để DN “vượt bão” 2013?

Ông Kumar Narasimhan – Tổng giám đốc công ty thép Zamil Việt Nam: “Kinh tế trì trệ, ngừng lại cũng sẽ là cơ hội để khởi động chiến lược kinh doanh mới, tập dung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế, đưa ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Lãnh đạo DN cần nhạy cảm với thị trường, nắm bắt điều kiện để đưa ra phản ứng phù hợp, cập nhật mới chiến lược, hiểu lĩnh vực nào đang mang lại lợi nhuận cho mình”.

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tôn Hoa Sen: “Trong khó khăn vẫn nảy sinh cơ hội cực lớn. Theo dự báo, 10-20 năm nữa, Đông Nam Á sẽ là khu vực phát triển nhất và Việt Nam đang nằm trong khu vực này, DN Việt Nam có cơ hội. Trước tiên, DN cần xem lại nội lực cạnh tranh, hãy đầu tư thực sự thay vì đầu cơ, và hành xử có trách nhiệm với đồng vốn của mình”.

Lan Anh

Theo Infonet

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm