Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp Việt có thể học cách cao cấp hóa nông sản như Hàn Quốc

Nhân sâm của Hàn Quốc là hàng cao cấp nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Đây là minh chứng cho thấy doanh nghiệp đã thành công trong việc cao cấp hóa sản phẩm.

Tại hội thảo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính thống Hàn Quốc”, chuyên gia nước này nhận định rằng các mặt hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng cao. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm vẫn chưa thể thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế. Đây là thiệt thòi lớn cũng như một bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Doanh nghiệp cần nâng tầm phân khúc

Ông Park Mincheol, Giám đốc Tổng công ty Phân phối Nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc (aT) khu vực ASEAN, cho biết Việt Nam có rất nhiều nông sản tươi ngon, có chất lượng tốt. Hiện tại, người tiêu dùng Hàn Quốc rất thích một số loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam.

“Tuy nhiên, nếu các sản phẩm đó muốn thâm nhập sâu vào thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển hóa nông sản thành các sản phẩm đã qua chế biến. Hàng nông sản tươi bảo quản rất khó, việc di chuyển cũng tốn nhiều chi phí khác”, ông Park Mincheol chia sẻ.

Vị này nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần chế biến nông sản tươi thành các sản phẩm cao cấp để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng xứ sở kim chi. Nếu thực hiện được điều đó, các nông sản của Việt Nam có thể đi xa hơn, không chỉ xuất khẩu sang Hàn Quốc mà còn các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

nhan sam anh 1

Các sản phẩm từ nhân sâm nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: JU.

Ở chiều hướng ngược lại, ông Park Mincheol cho biết trong năm 2022, Việt Nam là thị trường lớn thứ tư của Hàn Quốc về xuất khẩu nông sản và thực phẩm, tăng 17% so với năm 2021.

Đặc biệt, lượng nhập khẩu các sản phẩm từ nhân sâm tại Việt Nam tăng tới 50%. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt có nhu cầu lớn đối với thực phẩm Hàn Quốc.

“Sau đại dịch Covid-19, người dân Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nhân sâm. Các sản phẩm khác như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi… cũng đều là những sản phẩm nhận được sự yêu mến của người tiêu dùng Việt Nam”, ông Park Mincheol chia sẻ.

Các khó khăn trong việc nhập khẩu những sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Hàn Quốc vào Việt Nam gần như đã được giải quyết sau khi hai quốc gia thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA). Những rào cản về thuế quan và các thủ tục thông quan cũng đã được tháo gỡ so với trước đây, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng đã được nâng lên.

nhan sam anh 2

Ông Park Minchoel, giám đốc aT khu vực ASEAN. Ảnh: JU.

Công thức thành công của nhân sâm Hàn Quốc

Chia sẻ về nguyên nhân khiến nhân sâm ở Hàn Quốc trở nên vang danh, ông Park Mincheol cho biết củ sâm tươi sẽ được chế biến, gia công thành nhiều mặt hàng cao cấp, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau, từ trẻ em, thanh niên đến người cao tuổi…

“Sâm Hàn Quốc cũng trải qua một quá trình nghiên cứu rất lâu. Chúng tôi sẽ phải phân tích các thành phần có trong sâm và chứng minh được hiệu quả của các thành phần đó. Điều này giúp chúng tôi có thể quản lý chất lượng của các sản phẩm hồng sâm liên quan”, ông Park Mincheol chia sẻ.

Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe không thể có giá thành thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng

Ông Park Mincheol, Giám đốc Tổng công ty Phân phối Nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc khu vực ASEAN

Lý giải về mức giá cao của mặt hàng nhân sâm, Giám đốc aT khu vực ASEAN cho biết những sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường phải sử dụng nguồn nguyên liệu quý và đắt nhất. Vì vậy, giá thành của sản phẩm cũng khó có thể đạt mức thấp.

“Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe không thể có giá thành thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đây là việc đòi hỏi các mặt hàng chất lượng cao và an toàn”, ông Park Mincheol bình luận.

Riêng về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã chứng nhận 316 loại lưu hành, trong đó có 33 loại phục vụ cho sức khỏe làn da, 33 loại giảm mỡ trong cơ, 27 loại cho sức khỏe xương khớp, 24 loại giảm đường máu… Mức tăng trưởng của thị trường này trung bình hàng năm ước tính khoảng 15,9%.

Giám đốc aT khu vực Asean Park Min Cheol cho biết năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lượng nhập khẩu nông sản và thực phẩm từ Hàn Quốc, tăng 17% so với năm 2021. Đặc biệt, lượng nhập khẩu các sản phẩm từ nhân sâm tăng tới 50%. Điều này chứng minh người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu lớn đối với thực phẩm Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều các hội thảo không chính thống nhằm bán hàng, thổi phồng mức giá sản phẩm chăm sóc sức khỏe trôi nổi gắn mác Hàn Quốc với rất nhiều mức giá khác nhau. Điều này khiến người tiêu dùng khó nhận biết và kiểm soát, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe cho người dùng. Ví dụ điển hình là sâm và các sản phẩm từ sâm gắn nhãn mác Hàn Quốc; hiện có rất nhiều chủng loại sản phẩm đang được phân phối online, cùng một loại như nhau nhưng chênh giá tới hàng triệu đồng.

“Chúng tôi thấy cần thiết đẩy mạnh những hoạt động sự kiện trải nghiệm, giới thiệu và trao đổi như thế này để người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận tới những sản phẩm thật và tốt nhất”, ông Park Min Cheol chia sẻ.

Chia sẻ thêm, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam Hong Gi Ok khẳng định: “Với khả năng tiếp cận về mặt địa lý và sự gần gũi về văn hóa, Việt Nam và Hàn Quốc từ lâu đã duy trì mối quan hệ rất đặc biệt. Cũng nhờ sự gắn bó sâu sắc này, 2 nước đã và đang có nhiều hợp tác, phát triển thành đối tác giao dịch chính trong lĩnh vực nông sản - thực phẩm”.

Cũng tại sự kiện, nhiều hoạt động kết nối kinh doanh (B2B) giữa những doanh nghiệp xuất - nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc và Việt Nam đã diễn ra. Trong đó, phía Việt Nam có sự tham gia của một số công ty nhập khẩu quen thuộc trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe như các loại hồng sâm, trà sâm, sâm ngâm mật ong, cao hồng sâm linh chi… như Công ty TNHH XNK Hoàng Đại Phát, Jin Healthy Life Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Khánh Tân, VHP Ginseng…

Chính phủ đôn đốc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia nhận định khó thực hiện.

Rao bán cây sâm Ngọc Linh 20 năm tuổi giá 900 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh khoảng 20 năm tuổi, có 8 nhánh và nặng 0,9 kg được chủ nhân bày bán tại phiên chợ sâm ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) với giá 900 triệu đồng.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm