Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp vận tải cầu cứu Bộ trưởng

Ngày 2/6, ông Nguyễn Thành Dũng, chủ DNTN Hiệp Phát Lợi, đại diện cho các doanh nghiệp vận tải tại Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, gửi thư cầu cứu bộ trưởng Bộ GTVT.

Theo các doanh nghiệp, quốc lộ 80 là tuyến huyết mạch nối quốc lộ 1 với các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, nhưng nhiều cây cầu đường bộ trên tuyến này có tải trọng rất thấp.

Do đó, các doanh nghiệp không thể đóng hàng vào container ngay tại nhà máy để vận chuyển thẳng lên các cảng ở TP. HCM hay miền Đông.

Cầu Xã Vạt có tải trọng 20 tấn trên quốc lộ 80.
Cầu Xã Vạt có tải trọng 20 tấn trên quốc lộ 80.

Đúng tải trọng vẫn bị phạt

Theo nội dung thư gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng, các doanh nghiệp cho rằng họ đã mua phí bảo trì đường bộ tính theo tải trọng thiết kế của xe và xe đã được cấp phép lưu hành, mỗi chiếc trên chục triệu đồng, đồng thời luôn cho phương tiện chở hàng đúng theo tải trọng cho phép.

Chiếc xe container mới mua hơn <abbr class=1,7 tỷ đồng của ông Nguyễn Thành Dũng phải nằm ụ vì không thể chở hàng do tải trọng cầu." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_06_03/b2.jpg" />
Chiếc xe container mới mua hơn 1,7 tỷ đồng của ông Nguyễn Thành Dũng phải nằm ụ vì không thể chở hàng do tải trọng cầu.

Tuy nhiên trên quốc lộ 80, tuyến giao thông huyết mạch nối quốc lộ 1 với ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và hai quận Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh của Cần Thơ còn nhiều cây cầu trọng tải chỉ 20 tấn.

Gần đây tỉnh Đồng Tháp lại cho đặt trạm cân tại TP Sa Đéc, nhiều xe tải chở hàng hóa, nông sản, thủy sản dù đúng tải trọng lưu hành nhưng do vượt quá trọng tải cầu nên vẫn bị xử phạt.

Từ đó việc vận chuyển hàng qua tuyến đường này rất khó khăn, những phương tiện có trọng lượng thân xe lớn không thể chở đủ hàng theo tải trọng cho phép dẫn tới hoạt động không hiệu quả, buộc phải ngưng chở hàng, khiến nhiều đơn vị có nhu cầu vận chuyển cũng kêu trời.

Các doanh nghiệp thắc mắc rằng chủ phương tiện đã đóng phí bảo trì đường bộ và xe được cấp phép lưu hành, trong khi do tải trọng cầu thấp nên xe không thể chở đủ lượng hàng theo tải trọng thiết kế thì rõ ràng đấy là do lỗi của ngành giao thông và làm họ bị mất tiền hết sức oan uổng.

Thế nhưng khi một số doanh nghiệp gọi vào đường dây nóng số 0915.869.900 của Bộ GTVT để hỏi thì được trả lời “xe không vi phạm, phạt hay không là do địa phương”.

Còn thanh tra Sở GTVT Đồng Tháp lại giải thích “sở làm theo quyết định của Bộ GTVT là xử phạt nếu vượt tải trọng của cầu”.

Do đó, các doanh nghiệp gửi đơn cầu cứu đến Bộ trưởng Đinh La Thăng hỏi việc kiểm tra xử lý của ngành giao thông tỉnh Đồng Tháp như vậy đúng hay không, đồng thời kiến nghị giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng trên quốc lộ 80.

'Trung Quốc không dễ trả đũa kinh tế Việt Nam'

Nghị trường sáng 2/6 tràn ngập các nỗi lo về tác động không thuận từ giàn khoan 981, dù nhiều ý kiến đánh giá cao các đối sách của Việt Nam đã thực hiện thời gian qua.

Lỗi do cầu yếu, doanh nghiệp chịu thiệt

Theo ghi nhận, một số cây cầu tải trọng chỉ 20 tấn như Xã Vạt, Tân Xuân, Bà Vạch (trên địa bàn xã Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) đều có tải trọng 20 tấn. Rất nhiều tài xế đi qua những cây cầu trên tuyến quốc lộ 80 này đều bị phạt vì xe quá tải trọng so với cầu.

Cầm trên tay biên bản xử phạt vì xe quá tải, ông Nguyễn Thành Dũng, chủ DNTN chuyên dịch vụ vận tải Hiệp Phát Lợi tại TP Sa Đéc, bức xúc cho biết khi cân xe tại trạm cân ở TP Sa Đéc, phiếu cân kết luận “xe không vi phạm, chúc bạn thượng lộ bình an”.

Tuy nhiên, do tổng trọng tải xe lên đến 38 tấn, trong khi cầu Xã Vạt chỉ 20 tấn nên tài xế bị “ăn” biên bản xử phạt hơn 10 triệu đồng và giam bằng lái hai tháng.

Tương tự, ông Phạm Văn Bên, chủ DNTN Cỏ May ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp, cho biết chỉ riêng doanh nghiệp của ông nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua tuyến này mỗi tháng không dưới 7.000 tấn. Với tải trọng cho phép qua cầu như thế này, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn. “Không thể chấp nhận được chuyện “xe không dư tải, cầu lại thiếu tải”, trong khi chính quyền địa phương kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào địa phương mình”, ông Bên bức xúc cho biết.

Bà Trần Thị Hồng Hạnh, chủ doanh nghiệp vận tải Hồng Hạnh, TP Sa Đéc, tính toán: “Trung bình xe chở hàng đi TP.HCM giá cước là 250.000 đồng/tấn. Nếu chở 15 tấn chủ xe sẽ hưởng cước phí 3.750.000 đồng. Nếu phải chấp hành chở 20 tấn theo quy định của cầu thì chỉ còn được phép chở hàng 5 tấn, bởi thực tế chỉ riêng trọng tải của chính chiếc xe đã là 15 tấn rồi. Chấp hành qua cầu 20 tấn có nghĩa là chỉ được chở thêm được 5 tấn, tức được 750.000 đồng/chuyến thì lấy gì ăn. Còn nếu vi phạm quá tải thì bị phạt 12 triệu đồng và giam bằng tài xế hai tháng. Đằng nào cũng chết, chỉ có nước bán xe.”

 

Đề xuất “du di” cho xe vượt 20% tải trọng cầu

Ông Nguyễn Văn Hải, chánh văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết UBND tỉnh đã có văn bản đề xuất với Cục Đường bộ IV đề nghị Bộ GTVT sớm có giải pháp nâng tải các cây cầu có tải trọng 20 tấn trên tuyến quốc lộ này. “Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, nếu xe nào vượt tải trọng cầu 20% thì du di không xử phạt”, ông Hải nói.

 

Vận chuyển hàng hóa hàng không: Ngoại mở rộng, nội bất động

Trong khi Việt Nam chưa có hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa nào thì các hãng nước ngoài đang mở rộng đường bay đến Việt Nam để khai thác thị trường này.

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/610740/doanh-nghiep-van-tai-cau-cuu-bo-truong.html#ad-image-1

Theo Đức Vịnh -Thanh Tú/ Báo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm