Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Doanh nghiệp TP Thủ Đức đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất thực chất

Dù ủng hộ các phương án hỗ trợ giảm lãi vay và cơ cấu lại nợ, một số công ty và ngân hàng thương mại cho rằng cần đưa ra những phương án hỗ trợ khả thi hơn cho doanh nghiệp.

doanh nghiep TP Thu Duc anh 1

Chiều 8/9, ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND TP Thủ Đức - đã có cuộc thảo luận trực tuyến với các ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn TP Thủ Đức.

Mục tiêu là đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế và nhanh chóng tái sản xuất kinh doanh trở lại sau ngày 15/9. Buổi thảo luận có sự tham dự của đại diện Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp đang hoạt động tại TP Thủ Đức.

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, hiện Ngân hàng Nhà nước đã có một số chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều chậm trễ và một số phương án chưa hoàn toàn khả thi.

Tăng doanh thu 8 lần mới có thể giãn nợ

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean - cho biết đến nay đã có 16/49 ngân hàng ký cam kết điều chỉnh mức lãi vay không quá 5% từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng mới giảm tối đa 1%/năm, còn lại vẫn đang đợi chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước.

"Sau một thời gian dài giãn cách xã hội, doanh nghiệp chúng tôi cần 3-6 tháng, tối đa là 1 năm mới có thể phục hồi hoạt động sản xuất trở lại. Chính vì vậy, tôi đề nghị các ngân hàng thương mại có thể giảm lãi suất ở mức 2%, cho vay với lãi suất 2,5-3% thay vì mức 4-5% đối với cả vay vốn ngắn hạn và không kỳ hạn", ông Phạm Văn Việt nói.

Ông Việt bày tỏ hy vọng các ngân hàng giảm lãi cho doanh nghiệp một cách thực chất. Nhiều ngân hàng vẫn chưa công khai các thông tin về hỗ trợ trên trang web khiến cộng đồng doanh nghiệp khó nắm bắt.

doanh nghiep TP Thu Duc anh 2

Doanh nghiệp cần 3-6 tháng, tối đa là 1 năm để có thể phục hồi hoạt động kinh doanh sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Thạch Thảo.

Trong buổi thảo luận, ông Phạm Phú Trường - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP.HCM - đánh giá hiện nay số lượng các doanh nghiệp được nhận ưu đãi còn rất ít. Ông Trường kiến nghị lãnh đạo TP Thủ Đức có chỉ đạo kịp thời trong việc phân bổ hỗ trợ, có sự kết hợp mạnh mẽ hơn về truyền thông với Ngân hàng Nhà Nước.

Chia sẻ với các doanh nghiệp về Thông tư 14, bà Tô Thị Hồng Loan, Giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thủ Đức cho biết thông tư này đã được áp dụng ngay từ ngày 7/9.

Sau một thời gian dài giãn cách xã hội, doanh nghiệp cần 3-6 tháng, tối đa là 1 năm mới có thể phục hồi sản xuất

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean

Tuy nhiên, đúng như một số doanh nghiệp phản ánh về các khúc mắc trong Thông tư 14, chính sách mới về cơ cấu nợ có hiệu lực đến tháng 6/2022 là một phương án khó thực hiện.

Theo bà Tô Thị Hồng Loan, để được cơ cấu nợ, các doanh nghiệp phải xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh mới với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh.

"Theo tính toán, doanh nghiệp phải có phương án tăng gấp 8 lần doanh thu mới có thể giãn nợ. Tuy nhiên điều này rất rủi ro. Chúng ta không thể đẩy rủi ro về tương lai, gánh nặng khoản nợ trong 6 tháng tới cho doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, tôi đề nghị kéo dài đến 24 tháng cho các doanh nghiệp. Cùng với đó là không hình sự hóa các hồ sơ giảm lãi, cơ cấu nợ", bà Loan phân tích.

Bà cũng cho biết từ năm 2020 đến nay, Vietcombank đã có 9 lần giảm lãi suất. Riêng từ tháng 7-8 vừa qua, ngân hàng đã có 2 lần giảm lãi suất và giảm hơn 2,5% so với mức công bố.

Cần cơ chế riêng cho doanh nghiệp tại TP Thủ Đức

Đại diện nhóm doanh nghiệp sản xuất tại TP Thủ Đức, ông Trương Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty CP máy công cụ và thiết bị T.A.T - cho rằng TP Thủ Đức nên xin một cơ chế riêng về thẩm quyền của TP nhỏ. Bởi nếu các kiến nghị của các doanh nghiệp thuộc TP nhỏ phải theo quy định của TP lớn thì các góp ý rất khó được giải quyết.

Nếu chưa có cơ chế riêng, chủ tịch UBND TP Thủ Đức nên cùng với các doanh nghiệp kiến nghị về một chính sách riêng áp dụng cho TP Thủ Đức vể việc mở cửa sau 15/9 mà không phải lệ thuộc vào quy định chung.

"Nếu có cơ chế riêng cho TP Thủ Đức, nên trao lại cho doanh nghiệp các quyền về tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh. Chúng tôi chỉ cần Nhà nước hỗ trợ các việc mà doanh nghiệp không làm được như vaccine và cho phép lưu thông bình thường", ông Trương Quốc Tuấn đề xuất.

"Phần còn lại chúng tôi biết cách làm thế nào an toàn và sẽ làm tốt. Đồng thời, cần bãi bỏ các quy định về 3 tại chỗ hay 2 địa điểm 1 cung đường để các doanh nghiệp tự chọn biện pháp phù hợp", ông Trương Quốc Tuấn nhấn mạnh.

doanh nghiep TP Thu Duc anh 3

Việc cấp phép giấy đi đường là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay. Ảnh: Thạch Thảo.

Ông Trương Quốc Tuấn dẫn chứng tại khu vực Cát Lái, Công ty Lotus có 25 ca F0 và doanh nghiệp này đã tự chữa trị cho công nhân trong nhà máy. Một doanh nghiệp khác tại Bình Dương cũng có 400 ca nhiễm Covid-19 và đã được công ty tự chữa trị.

Theo giám đốc T.A.T, điều này cho thấy thực tế doanh nghiệp có thể sống chung và đối phó với dịch bệnh một cách hiệu quả.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh nếu chưa làm được tất cả các điều trên đây thì ít nhất TP Thủ Đức phải có được quyền cấp giấy đi đường cho các doanh nghiệp trên địa bàn bởi đây là điểm tắc nghẽn lớn nhất hiện nay.

Thí điểm 3 lĩnh vực sau ngày 15/9

Ghi nhận các ý kiến góp ý của đại diện ngân hàng, doanh nghiệp, chủ tịch UBND TP khẳng định TP Thủ Đức cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn TP.

Ông Hoàng Tùng cho biết UBND TP.HCM sẽ cho phép TP Thủ Đức thí điểm một vài lĩnh vực sẽ khởi động trở lại vào ngày 15/9 bao gồm các nhóm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp thương mại dịch vụ.

"Riêng nhóm về cảng và logistic vẫn không ngừng hoạt động nhưng chúng ta cũng có những khó khăn riêng trong quá trình phòng chống dịch, chúng tôi sẽ có những giải pháp riêng cho nhóm này để cảng và logistic hoạt động hiệu quả hơn", ông Hoàng Tùng cho biết.

Nhóm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp thương mại dịch vụ trong thời gian giãn cách là ngừng hoạt động. Vì vậy, TP Thủ Đức đang dự kiến chọn trong những nhóm ngành nghề này một vài doanh nghiệp tiên phong thí điểm để khởi động sản xuất kinh doanh trở lại, trở thành hình mẫu để TP Thủ Đức có thể áp dụng đồng loạt vào ngày 30/9.

"Nếu các doanh nghiệp tự tin, nghĩ rằng việc khởi động là phù hợp thì có thể đăng ký thông qua Phòng kinh tế TP Thủ Đức", Chủ tịch UBND TP Thủ Đức nói thêm.

Doanh nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương lo thiếu công nhân sau 15/9

Sau nhiều tháng không có thu nhập, nhiều người lao động tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... muốn về quê vì không thể trụ lại. Các doanh nghiệp lo tình trạng thiếu hụt lao động.

Doanh nghiệp khó lên kế hoạch hoạt động sau 15/9

Nếu sau ngày 15/9 các biện pháp siết chặt hoạt động kinh doanh, sản xuất để chống dịch chưa được nới lỏng, doanh nghiệp sẽ đứng giữa 2 lựa chọn: Tiếp tục cầm cự hay đóng cửa.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Hà Bùi

Bạn có thể quan tâm