Làn sóng Covid-19 thứ tư khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoặc đóng cửa kênh bán hàng truyền thống, chuyển sang kinh doanh online. Khi số lượng người mua hàng online tăng mạnh, việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) giúp thương hiệu duy trì doanh thu trong thời dịch.
Tuy nhiên dù đã sớm chuyển đổi số, một số doanh nghiệp, trong đó có các đơn vị bán nhu yếu phẩm, nông sản thiết yếu…, vẫn gặp khó khăn về nguồn cung cũng như tối ưu chi phí vận hành. Đứng trước nhiều thử thách, doanh nghiệp kinh doanh online cần đưa ra giải pháp để thích nghi.
Giải quyết khó khăn nguồn cung
FoodMap là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, cung ứng nhu yếu phẩm, nông sản thiết yếu. Mặc dù đã phát triển được hai năm, thương hiệu vẫn gặp khó trong việc duy trì nguồn cung, đáp ứng nhu cầu người dùng trong giai đoạn giãn cách.
Anh Trần Vinh Giang - đại diện FoodMap - cho biết dịch bệnh diễn biến đột ngột khiến việc điều phối, duy trì nguồn cung gặp trở ngại và đứng trước nguy cơ đứt gãy. Số lượng đơn hàng tăng gấp 20 lần bình thường, các đơn vị vận chuyển hàng hóa mất nhiều thời gian hơn vì vừa vận hành, vừa phải đảm bảo quy định phòng dịch.
Dù gặp nhiều trở ngại, FoodMap vẫn nỗ lực duy trì đủ nguồn cung cho khách hàng nhờ sự hỗ trợ từ sàn TMĐT Tiki. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này tích cực phối hợp để đưa ra phương án rút ngắn thời gian giao hàng, duy trì chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Foodmap triển khai chiến dịch mang cam sành miền Tây đến tay người tiêu dùng. |
Một doanh nghiệp khác cũng gặp không ít trở ngại là Tháp Xanh - đơn vị kinh doanh mặt hàng hạt giống rau mầm. Sản phẩm được nhiều gia đình đặt mua trong thời dịch nhờ sở hữu ưu điểm như chi phí rẻ, dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, thành phẩm sạch và bổ dưỡng.
Số lượng người đặt mua tăng nhưng Tháp Xanh đối mặt với vấn đề hoàn đơn do quá trình vận chuyển khó khăn, hạn chế đi vào khu vực phong tỏa. "Chúng tôi liên hệ trực tiếp từng khách hàng để chắc chắn đơn có thể giao tận tay. Đồng thời, Tháp Xanh ra mắt các combo như bộ kit trồng rau tại nhà với khay trồng, hạt giống và bình xịt… Việc gộp sản phẩm thành combo giúp khách hàng thuận tiện hơn khi chọn mua, cũng như tối ưu doanh thu", chị Mai Hân - chủ gian hàng Tháp Xanh - chia sẻ.
Cắt giảm khoản chi
Không giống doanh nghiệp kinh doanh nông sản, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thời trang gặp nhiều khó khăn hơn. Trong thời điểm mọi người hạn chế chi tiêu cho áo quần, TP.HCM chỉ thị cấm shipper giao hàng hóa không thiết yếu…, cửa hàng thời trang dường như không có doanh thu.
Anh Nguyễn Quang Vinh - chủ thương hiệu thời trang Vicero - nhận định đợt dịch thứ tư gây ra "cú sốc" với doanh nghiệp. "Để duy trì hoạt động, chúng tôi cắt giảm các chiến dịch quảng bá không lợi nhuận để tiết kiệm chi phí và chú trọng khâu hậu mãi, chăm sóc khách hàng", anh Vinh chia sẻ.
Nhờ nỗ lực tối ưu khoản chi cùng sự hỗ trợ của đội ngũ Tiki, gian hàng của anh Vinh đã khởi sắc. Doanh thu chưa phục hồi hoàn toàn song thương hiệu không rơi vào tình trạng khó khăn như trước.
Sự hỗ trợ của sàn TMĐT
Là một trong những nền tảng TMĐT lớn tại Việt Nam, từ khi dịch bùng phát, Tiki đã nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để chung tay cùng cộng đồng vượt qua khó khăn.
Sàn TMĐT này giới thiệu nhiều chính sách hỗ trợ nhà bán mới, trong đó có gói hỗ trợ 4 triệu đồng cho doanh nghiệp lần đầu đăng ký lên sàn. Chính sách này giúp các đối tác rút ngắn quá trình chuyển đổi số, duy trì doanh thu trong giai đoạn khó khăn. Độc giả mở gian hàng mới trên Tiki tại đây.
Tiki giúp nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh sớm lên sàn để giải quyết khó khăn thời dịch. |
Ngoài việc duy trì hoạt động vận hành, quy trình xử lý và giao - nhận đơn, Tiki áp dụng các biện pháp phòng dịch theo chỉ thị của Chính phủ, đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng.
Bình luận