Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp đau đầu với chi phí test SARS-CoV-2

Với chi phí xét nghiệm khoảng 1 triệu đồng/người/tháng, nhiều doanh nghiệp đang loay hoay tìm ngân sách và nguồn cung để sớm mở rộng sản xuất trở lại sau ngày 15/9.

Theo Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế của UBND TP.HCM, trong giai đoạn 1 từ ngày 16/9 đến 31/10, các cá nhân, người lao động được yêu cầu phải có thẻ xanh Covid-19 hoặc thẻ vàng Covid-19 kết hợp xét nghiệm (test) âm tính để tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, sự chuẩn bị tốt nhất là đảm bảo người lao động được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine, cùng với đó là các mô hình sản xuất thích hợp và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Trong đó, test sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng nhưng chiếm chi phí khá cao và khó tiếp cận nguồn cung.

Bà Đặng Thị Phương Ninh - Giám đốc Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (Cofidec) - cho rằng chi phí xét nghiệm đang khiến doanh nghiệp tốn một khoản tiền rất lớn.

Test chiếm 15% chi phí lao động

"Hiện nay, mỗi kit test nhanh Covid-19 doanh nghiệp mua giá 150.000 đồng. Cứ 7 ngày một lần công ty phải chi 127,5 triệu đồng, và một tháng khoảng 510 triệu đồng cho riêng chi phí này", bà Ninh cho biết.

Tương tự, Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre (quận Tân Phú, TP.HCM) phải lo chi phí xét nghiệm 7 ngày/lần cho gần 700 công nhân đang hoạt động tại nhà máy. Với khoảng 700 công nhân, cứ 7 ngày công ty này phải chi hơn 100 triệu đồng để xét nghiệm cho. Tính ra, một tháng, doanh nghiệp này cũng mất gần nửa tỷ đồng cho riêng hoạt động này.

doanh nghiep test covid-19 cho nhan vien anh 1

Các doanh nghiệp đang chi trả hàng trăm triệu đồng mỗi tháng để test Covid-19 virus SARS-CoV-2 cho người lao động. Ảnh: Thạch Thảo.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), khẳng định đây là hoạt động chiếm chi phí rất cao dù là phương pháp test nhanh hay xét nghiệm mẫu gộp.

Ứng với mỗi mô hình sản xuất khác nhau, các doanh nghiệp hy vọng có thể chủ động trong kế hoạch và tần suất xét nghiệm, chọn các đơn vị xét nghiệm hay mua thiết bị xét nghiệm với giá thấp.

Chi phí test SARS-CoV-2 rất cao như hiện nay dẫn đến 2 luồng ý kiến trong cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ nhất là yêu cầu Nhà nước hỗ trợ chi phí cho việc xét nghiệm. Nguồn hỗ trợ này có thể trích từ quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đây là nguồn kinh phí rất lớn, trung bình các doanh nghiệp đang thực hiện là khoảng 1 triệu đồng/người/tháng. Nếu sau này tần suất tăng lên theo mỗi đối tượng, chi phí có thể bị đẩy lên gấp đôi, gấp ba.

Thứ hai, nếu không thể hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí cần cho phép hệ thống hoạch toán tính chi phí này vào giá thành sản phẩm. Đương nhiên, phương án này sẽ làm giảm ưu thế của doanh nghiệp, ảnh hưởng sức cạnh tranh sản phẩm. Hiện nay, chi phí test chiếm khoảng 15% chi phí cho người lao động, đẩy giá nhân công thêm 15%.

"Hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện test theo quy định, chưa có hướng dẫn về phân bổ chi phí. Chính vì vậy khoản chi này vẫn đang treo, chưa thể tính vào hoạch toán và cũng không biết có được nhận hỗ trợ hay không", ông Nguyễn Chánh Phương nói thêm.

Khan hiếm nguồn cung

Chia sẻ với Zing, đại diện Công ty Cổ phần GREENPAN chuyên sản xuất Panel PIR kho lạnh và phòng sạch (quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết nhà máy sản xuất theo dây chuyền tự động hóa hoàn toàn, chỉ cần 70 nhân viên là kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất song chi phí dành cho hoạt động test virus SARS-CoV-2 hàng tuần trong 3 tháng qua là hàng trăm triệu đồng.

"Trong ba tháng qua, công ty chúng tôi chi trả cho các y bác sỹ, nhân viên y tế từ các cơ sở được cấp phép đến thực hiện xét nghiệm cho người lao động lên đến hàng trăm triệu", đại diện GREENPAN nói.

"Theo kế hoạch từ ngày 15/9, chúng tôi sẽ tự triển khai mua bộ test về để xét nghiệm cho toàn bộ cán bộ nhân viên và dự kiến giảm được 50% chi phí", đại diện này nói thêm.

doanh nghiep test covid-19 cho nhan vien anh 2

Hiện nay chỉ có các cơ quan Nhà nước được thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: Duy Hiệu.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có lượng công nhân, người lao động lên đến hàng nghìn người nên việc tiếp cận nguồn cung lớn bộ test cũng như dịch vụ test từ các cơ quan được chỉ định là quá tải, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp sản xuất truyền thống.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3, cho biết hiện nay chỉ có các cơ quan Nhà nước được thực hiện xét nghiệm khiến doanh nghiệp khó tiếp cận dịch vụ và chi phí bị đội lên cao. Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng có thêm các tổ chức tư nhân tham gia, xã hội hóa hoạt động xét nghiệm này.

Bên cạnh đó, ông Hồng cho rằng các thủ tục về hành chính công nhận kết quả xét nghiệm khi người lao động đi làm bên ngoài doanh nghiệp cũng cần phải rõ ràng, nhất là với nhóm nhân viên như tài xế, giao hàng...

Doanh nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương lo thiếu công nhân sau 15/9

Sau nhiều tháng không có thu nhập, nhiều người lao động tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... muốn về quê vì không thể trụ lại. Các doanh nghiệp lo tình trạng thiếu hụt lao động.

Doanh nghiệp TP Thủ Đức đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất thực chất

Dù ủng hộ các phương án hỗ trợ giảm lãi vay và cơ cấu lại nợ, một số công ty và ngân hàng thương mại cho rằng cần đưa ra những phương án hỗ trợ khả thi hơn cho doanh nghiệp.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Hà Bùi

Bạn có thể quan tâm