Ông Blinken cho biết đoàn xe bị bắn treo cờ Mỹ và tất cả thành viên trong đoàn xe đã được an toàn, Guardian đưa tin.
“Tất cả người dân của chúng tôi đều an toàn”, New York Times dẫn lời ông Blinken nói trong buổi họp báo hôm 18/4 ở Karuizawa, Nhật Bản - nơi ông đang tham dự cuộc họp của Nhóm G7.
Ngoại trưởng Blinken nói rằng vụ tấn công vẫn đang được điều tra nhưng các báo cáo ban đầu cho thấy những kẻ tấn công có thể liên quan đến RSF.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này chặt chẽ và cẩn thận”, ông cho biết.
Vụ việc hôm 17/4 đã khiến ông Blinken đưa ra cảnh báo trực tiếp.
Ngoại trưởng Mỹ đã gọi điện riêng cho chỉ huy RSF - tướng Mohamed Hamdan Dagalo (thường được gọi là Hemetti), và lãnh đạo quân đội Sudan, tướng Abdel Fatah al-Burhan, để nói rằng bất cứ mối nguy hiểm nào gây ra cho các nhà ngoại giao Mỹ là không thể chấp nhận được.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters. |
Giao tranh nổ ra vào hôm 15/4 giữa các đơn vị quân đội trung thành với tướng Abdel Fattah al-Burhan và lực lượng RSF do tướng Mohamed Hamdan Dagalo lãnh đạo.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Sudan cho biết ít nhất 185 người đã thiệt mạng và hơn 1.800 người bị thương.
Quân đội Sudan cho biết chỉ huy các lực lượng đang giao tranh tại nước này đã đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 24 giờ bắt đầu từ tối 18/4.
Một quan chức bộ ngoại giao Mỹ cho biết ông Blinken đã bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" về cái chết của dân thường trong cuộc gọi và thúc giục ngừng bắn.Ông Hemedti cho biết ông đã thảo luận về “các vấn đề cấp bách” với Ngoại trưởng Blinken trong cuộc gọi và các cuộc đàm phán tiếp theo đã được lên kế hoạch.
“Chúng tôi sẽ có một lời kêu gọi khác để tiếp tục đối thoại và chung tay hợp tác nhằm tạo ra tương lai tươi sáng hơn cho các quốc gia của chúng ta”, ông viết trên Twitter.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, John Kirby, cho biết nước này hiện không có kế hoạch sơ tán khỏi Sudan.
Vấn đề Trung Đông - châu Phi
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…
>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.