Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đô đốc Trung Quốc tuyên bố hùng hổ về Biển Đông

Tại Đối thoại Shangri-La, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc hung hăng tuyên bố sẽ "không để nước ngoài xâm phạm chủ quyền" và "không ngại sự cố" xảy ra trên Biển Đông.

Trong ngày thứ 3 của Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-La, đại diện phái đoàn Trung Quốc đã có những phát biểu cứng rắn và ngang ngược về vấn đề Biển Đông, trọng tâm của đối thoại năm nay.

Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đô đốc Tôn Kiến Quốc không chỉ bác chủ quyền của các nước trong khu vực mà còn ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế.

Phủ nhận Tòa Trọng tài

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Tôn tái khẳng định lập trường sử dụng đối thoại để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nhưng ngang ngược nói những căng thẳng gần đây xuất phát từ sự can thiệp từ các nước khác vì mục đích chính trị.

Trung Quoc khong ngai su co tren Bien Dong anh 1

Đô đốc Tôn Kiến Quốc,

 

Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters

Ông Tôn dẫn chứng vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và gọi đây là "hành động núp dưới danh nghĩa luật pháp quốc tế" nhằm phản bác cái gọi là quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc trong khu vực.

Theo ông Tôn, mục đích của Manila là "nhằm che đậy việc chiếm đóng bất hợp pháp một số rạn san hô" thuộc cái gọi là quần đảo Nam Sa – cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Tòa Trọng tài, được thành lập trên cơ sở lời kêu gọi và các hành vi bất hợp pháp của Philippines, không có thẩm quyền đối với Trung Quốc. Do đó, quyết định của Tòa Trọng tài không có tính ràng buộc với Bắc Kinh", ông Tôn cao ngạo nói.

"Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không chấp nhận và tham gia phiên xử của Tòa Trọng tài và cũng không thừa nhận những phán quyết”, ông Tôn nhấn mạnh trước các phái đoàn an ninh cấp cao khu vực và quốc tế.

Thậm chí, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc còn gọi việc không tuân theo phán quyết của Tòa Trong tài không phải việc làm vi phạm luật pháp quốc tế mà là hưởng ứng, tuân thủ và duy trì luật pháp quốc tế. Trưởng đoàn Trung Quốc còn ám chỉ Mỹ đứng sau các sự kiện trên Biển Đông.

“Chúng tôi nhận thấy một số quốc gia sử dụng luật pháp quốc tế khi có lợi và phớt lờ khi chịu thiệt. Một mặt, họ thực hiện cái gọi là tuần tra đảm bảo tự do hàng hải bằng cách công khai cho máy bay, tàu chiến hoạt động ở Biển Đông trong khi mặt khác hỗ trợ đồng minh chống lại Trung Quốc, buộc chúng tôi phải thừa nhận và tuân thủ quán quyết của Tòa Trọng tài. Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành vi đó".

Không ngại va chạm trên Biển Đông

Nhằm thể hiện sự cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, Đô đốc Tôn Kiên Quốc khẳng định Trung Quốc không gây rắc rối nhưng cũng không sợ rắc rối trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Trung Quoc khong ngai su co tren Bien Dong anh 2
Hoạt động bồi lấp phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích. Ảnh: CSIS

“Trung Quốc sẽ không gánh chịu hậu quả hay cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc hay thờ ơ với việc một số quốc gia muốn tạo ra hỗn loạn trên Biển Đông”, ông Tôn khẳng định.

Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho biết chính sách không đổi của Bắc Kinh trên Biển Đông đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc đủ khôn ngoan và kiên nhẫn để giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Ông Tôn cũng ám chỉ các nước khác "nên có sự khôn khéo và kiên nhẫn để đi trên con đường hòa bình với Trung Quốc” và tránh sự can thiệp của các bên không liên quan.

Đã từ lâu, Trung Quốc nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại trực tiếp. Tại Shangri-La, ông Tôn lặp lại lời kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các giải pháp hòa bình.

Tuy nhiên Bắc Kinh cũng đang vận động hành lang nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho vị thế của mình trong trường hợp Tòa Trọng tài ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh. Dự kiến, phán quyết cuối cùng được đưa ra trong tháng này.

Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới, nơi lượng hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ USD được trung chuyển mỗi năm. Ngoài ra, Biển Đông còn được đánh giá là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn cùng sản vật phong phú.

Nhiều quốc gia trong khu vực cùng chung lợi ích ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích.

Tướng Vịnh: Đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông

Trao đổi với Zing.vn, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói không nên vì vấn đề Biển Đông mà từ chối hợp tác với Trung Quốc, cần kết hợp cả hợp tác và đấu tranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc đang tự cô lập mình

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter chỉ trích mạnh mẽ các hành động gây lo ngại Trung Quốc tiến hành thời gian qua trên Biển Đông.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm