Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Djokovic sẽ chiến đấu đến cùng

Tay vợt số một thế giới sẽ không tự rời Australia bởi đó chẳng khác nào anh tự nhận bản thân có lỗi.

Djordje Djokovic, em trai của Novak, nói rằng ngôi sao quần vợt đang tràn đầy thất vọng nhưng quyết tâm chiến đấu đến cùng vì "công lý" tại tòa án vào ngày 10/1.

Djokovic anh 1

Djokovic muốn thi đấu tại Australian Open 2022. Ảnh: Reuters.

Djokovic không nhụt chí

Djordje đã nói chuyện với truyền thông Serbia đêm 7/1, mô tả cảm xúc của người anh trai, và viễn cảnh bị trục xuất khỏi Australia nếu không thắng kiện vào đầu tuần tới.

"Novak có thể đã tự rời Australia vào lúc này, nhưng nếu làm vậy, anh ấy sẽ thừa nhận bản thân phạm tội và đó chẳng khác nào một thất bại. Đó không phải là một lựa chọn. Việc còn lại là chờ phán quyết của tòa án. Tôi không biết anh ấy sẽ làm gì nếu quyết định gây bất lợi. Lúc này, quần vợt và Grand Slam là điều cuối cùng trong tâm trí anh ấy", Age trích chia sẻ của Djordje.

Em trai của Djokovic nhắc lại khiếu nại của gia đình rằng thủ tục giấy tờ nhập cảnh của Novak đã được Tennis Australia thông qua và được miễn trừ y tế. Tuy nhiên, tay vợt người Serbia đã bị Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) bắt giữ ngay khi đặt chân đến sân bay ở Melbourne vì không cung cấp được đủ bằng chứng.

Nếu Djokovic hoặc bất kỳ tay vợt nào bị hủy visa, họ có thể đối mặt với lệnh cấm nhập cảnh Australia trong 3 năm. "Luật di trú quy định rằng một người có thị thực bị hủy bỏ có thể bị cấm 3 năm, ngăn cản việc cấp thêm thị thực tạm thời", người phát ngôn của ABF cho biết.

Trong lúc chờ đợi phiên tòa, Djokovic đang bị cô lập trong một căn phòng ở khách sạn Park, nơi dành cho những người nhập cư trái phép, tị nạn. Tay vợt 34 tuổi đã yêu cầu được chuyển đến một căn hộ thuê có sân tennis để anh có thể tập luyện, giữ phong độ cao nhất trước thềm Australian Open.

Anh thậm chí còn đề nghị trả tiền cho vệ sĩ, với hy vọng có thể thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, ABF đã từ chối mọi yêu cầu và khẳng định anh sẽ ở lại khách sạn cho đến khi tòa án ra phán quyết.

Việc Djokovic bị giam giữ tại khách sạn đã làm dấy lên các cuộc biểu tình ở Melbourne và Belgrade với việc chính phủ Serbia tuyên bố các điều kiện không phù hợp với vận động viên giỏi nhất của họ. Trong khi gia đình của Djokovic cáo buộc chính phủ Australia đối xử với con trai họ như một tù nhân.

Dijana, mẹ của Djokovic, lên tiếng: "Tôi đã nói chuyện với con trai vài giờ trước. Nó đang cố ngủ nhưng không thể. Là một người mẹ, tôi có thể nói gì được vào lúc này. Mọi người hãy tưởng tượng cảm giác của tôi như thế nào. Tôi cảm thấy kinh khủng trong 24 giờ qua. Họ đang giữ con tôi như một tù nhân. Tôi hy vọng Novak luôn mạnh mẽ, vì chúng tôi cũng đang cố gắng, tiếp thêm năng lượng và hy vọng con sẽ giành chiến thắng".

Tối 7/1, tay vợt số một thế giới đã lần đầu lên tiếng khi cảm ơn những người ủng hộ anh trên toàn thế giới, bằng một bài đăng trên trang cá nhân.

"Cảm ơn mọi người trên khắp thế giới vì sự ủng hộ liên tục của các bạn. Tôi có thể cảm nhận và rất trân trọng tình cảm đó", Djokovic viết.

Djokovic anh 2

Voracova cũng bị tạm giữ trong khách sạn. Ảnh: Reuters.

Không chỉ riêng Djokovic

Cùng với Djokovic, một tay vợt khác là Renata Voracova cũng bị ABF tạm giữ. Tay vợt người CH Czech nhập cảnh theo diện miễn trừ tiêm chủng như Djokovic.

Voracova đã thi đấu ở Melbourne hồi đầu tuần trước khi bị tạm giữ. Cô tin rằng vụ việc nhập cảnh của Djokovic đã khiến chính quyền Australia rà soát lại. Tuy vậy, tay vợt CH Czech cho biết cô không chống lại việc tiêm chủng, nhưng đã không thể tiêm vaccine Covid-19 trước khi đến Australia.

"Tôi đã lên kế hoạch tiêm trong nhiều tuần sau mùa giải năm ngoái nhưng thật không may là tôi bị nhiễm virus corona. Vì vậy, tôi không thể tiêm phòng và phải bay tới Australia. Tôi không giống Djokovic. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc tiêm phòng. Như tôi đã nói, trường hợp của tôi và Djokovic hoàn toàn khác nhau", Age trích chia sẻ của Voracova.

Voracova cho biết cô không bị các nhân viên của ABF gây khó khi mới đến. Tuy nhiên, vụ kiện của cô sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa ra tòa, và có thể không thành công.

"Trong 2 ngày qua, tôi hầu như không làm gì khác ngoài việc gửi mail cho các luật sư, Hiệp hội Quần vợt Australia và những người phụ trách thị thực để giúp tôi. Tôi đã làm tất cả những gì họ yêu cầu. Tôi thực sự thấy kỳ lạ khi đã ở đây một tuần, chơi một trận trước khi bị bắt giữ", tay vợt 38 tuổi nói thêm.

Voracova mô tả các điều kiện tại khách sạn Park là không hề dễ chịu. Cô định bay về nhà ngay khi có thể nhưng đang chờ lời khuyên để xem có thể thi đấu tại Australian Open hay không.

"Tôi thậm chí không biết đó là một khách sạn. Họ đã đưa tôi đến đây vào sáng sớm. Tôi ở trong phòng và không được phép đi đâu. Tôi được kiểm tra sức khỏe và phục vụ ăn uống. Bên ngoài hành lang luôn có một người giám sát", Voracova nói.

Thầy cũ Federer phân tích trường hợp của Djokovic Paul Annacone cho rằng Novak Djokovic đang bị công chúng săm soi vì tay vợt số một thế giới xin miễn trừ y tế để tham dự Australian Open 2022.

Sự ương ngạnh của Djokovic

Thế giới thay đổi rất nhiều từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Lúc này, tất cả phải chấp nhận và thích nghi với "cuộc sống mới". Chỉ có Novak Djokovic đi ngược với xu thế.

Thầy cũ chỉ trích Djokovic

Huyền thoại Boris Becker nói rằng Novak Djokovic mắc sai lầm lớn khi không tiêm phòng.

Duy Minh

Bạn có thể quan tâm