Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều khuyến khích người Nhật bỏ đồ thừa trong nhà

Một trong những điều khuyến khích người Nhật vứt bỏ đồ đạc trong nhà chính là ý nghĩ "sau khi vứt, chẳng có món đồ gì khiến bạn hối tiếc cả đâu".

Trong bộ nhớ của con người, ổ cứng được lập trình cách đây 5 nghìn năm và đến giờ vẫn không được cải tiến, chẳng có chỗ để nhét được những thứ vô bổ như vậy.

Thậm chí, tôi còn muốn xóa cả những dữ liệu, ứng dụng dư thừa để đẩy nhanh tốc độ hành động của mình. Có như vậy, tôi mới có không gian trống để suy ngẫm xem đâu mới là điều quan trọng với mình.

Nếu không, dù có đặt những việc đấy trước mặt tôi đi chăng nữa, với những chương trình chạy chậm thế này, tôi cũng không thể hoàn thành được.

[…]

Từ lúc tôi bắt đầu dọn bớt đồ đến bây giờ, đồ đạc trong nhà đã được giảm xuống còn khoảng 5%. Tức là nếu có 1.000 món đồ, tôi đã vứt đi 950 món rồi. Thực sự là trong 950 món đó chẳng có món nào tôi hối tiếc sau khi đã vứt đi cả. Thậm chí, còn có những món mà tôi chẳng thể nào nhớ ra nó nữa.

Tôi cảm thấy: “Vứt được chúng đi thật là tốt”. Thực sự, không có một món nào khiến tôi phải ôm chăn mà tiếc nuối.

song toi gian anh 1

Căn nhà bài trí ít đồ đạc của một gia đình người Nhật Bản. Ảnh: Haato.

Thực ra, cảm giác phiền toái khi phải vứt thứ gì đó đi chính là sự lo lắng của bạn, sau khi vứt đi, nếu cần dùng đến thì phải làm thế nào, hay thực sự là sau khi vứt đi thì sẽ thoải mái hơn chứ…

Tôi rất hiểu nỗi lo lắng ấy của bạn. Bất cứ ai cũng sẽ lo lắng những điều như vậy. Nếu bạn đang lo lắng, hãy nghe câu nói này: "Sau khi vứt đi, chẳng có món đồ nào khiến tôi phải hối hận". Đối với những món đồ mà bạn vứt đi, hãy nói với chúng rằng: "Vứt được chúng đi thật tốt".

[...]

Để tập cho mình thói quen vứt đồ, bạn cần biết vận dụng phương pháp luận về việc tạo thói quen cho mình. Ví dụ, khi muốn tập thói quen chạy bộ, tốt nhất, bạn hãy làm như sau:

Ngày đầu tiên, đặt mục tiêu là “đi đến thềm nhà”. Ngày thứ hai, mục tiêu là “đi giày chạy bộ ở thềm nhà”. Cứ như vậy, bạn chỉ cần đặt ra những mục tiêu nho nhỏ cho mình.

Khi đạt được mục tiêu đề ra ấy, bạn sẽ có cảm giác thành công nho nhỏ. Và nếu bạn tích đủ những thành công nhỏ ấy, bạn có thể đi đến thành công lớn hơn.

Cầu thủ Ichiro từng nói: “Việc tích góp nhiững điều nhỏ nhặt chính là một con đường đưa bạn đến với bất ngờ”. Và việc vứt đồ cũng giống như vậy, bạn hãy gom cho mình những niềm vui nho nhỏ khi “đã vứt được rồi” nhé.

Trước hết, bạn hãy bắt đầu từ việc vứt những rác thải mà bất cứ ai cũng có thể thấy. Đấy là mấy cái chai rỗng hay mấy hộp cơm hết… Nếu chúng đang nằm rải rác trong nhà bạn thì hãy vứt chúng luôn đi nào.

Sau đó, bạn hãy kiểm tra tủ lạnh và nhớ vứt những đồ ăn quá hạn sử dụng luôn nhé. Tiếp tục, bạn hãy vứt những bộ quần áo đã rách, những đồ điện dân dụng bị vỡ, hỏng…

Đó chính là rác thải mà bất cứ ai cũng thấy rõ. Việc vứt bớt đồ đạc của bạn cũng bắt đầu từ khâu này đấy.

Sasaki Fumio/ NXB Lao động và Thái Hà Books

SÁCH HAY