Cần Giờ là huyện duy nhất ở TP.HCM giáp biển, nơi có vị trí quan trọng, đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
|
Từ năm 2015 đến nay, huyện nhận được sự đầu tư lớn từ Trung ương và các bộ, ngành, địa phương, diện mạo nơi này từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, đến nay, huyện chưa có cầu kết nối với trung tâm TP.HCM. Trong ảnh là khu dân cư xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Bên kia bờ sông Soài Rạp là xã Xuân Phú, huyện Nhà Bè, TP.HCM. |
|
Phà Bình Khánh kết nối giao thông Cần Giờ với khu vực phía nam của TP.HCM. Tháng 8/2016, Thủ tướng đồng ý đề xuất xây dựng cầu Cần Giờ để thay thế cho phà Bình Khánh. Dự án này đến nay vẫn chưa thực hiện được. |
|
Cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp với tổng vốn đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Cầu thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (băng qua huyện Cần Giờ), hiện đạt khoảng 80% khối lượng. |
|
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành chưa kết nối với huyện Cần Giờ (băng ngang); tuy nhiên, ngành chức năng đã tính toán phương án làm đường dẫn kết nối huyện với cao tốc, tạo động lực để Cần Giờ phát triển trong tương lai. |
|
Giai đoạn 2015-2020, Cần Giờ được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng 438 công trình, giải quyết được các nhu cầu dân sinh, xã hội, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị… Trong ảnh là tuyến giao thông chính của huyện được đầu tư, nâng cấp trong nhiều năm. |
|
Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ được đầu tư khang trang. Một phần khu chức năng của trung tâm y tế này từng được chuyển đổi thành bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. |
|
Đầu năm 2021, tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu được đưa vào khai thác. Phà biển được thiết kế hai thân theo công nghệ của Australia, công suất 2.900 mã lực, tốc độ tối đa 24 hải lý/giờ. |
|
Mỗi lượt, phà có thể chở trung bình 350 khách, 20 ôtô các loại và 100 xe máy, trên tuyến 15 km. Tàu hoạt động giúp giảm áp lực giao thông đường bộ, rút ngắn thời gian đi lại cho người dân hai địa phương, góp phần kết nối và phát triển du lịch Cần Giờ. |
|
Ngày 12/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị - du lịch lấn biển Cần Giờ, quy mô từ 600 ha lên 2.870 ha, tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. |
|
Những năm qua, UBND TP.HCM đã quan tâm chỉ đạo huyện Cần Giờ xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030, theo hướng tận dụng, khai thác tốt điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng của địa phương như biển, rừng ngập mặn, môi trường, cảnh quan… để thu hút du khách. |
|
Hiện nay, điểm yếu du lịch của Cần Giờ là hạ tầng thiếu, sản phẩm đơn điệu, chưa thật sự thu hút du khách. Trong ảnh là du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm tại khu vực bày bán hải sản tươi sống, ẩm thực ở thị trấn Cần Thạnh. |
|
Tương lai, Cần Giờ xác định tiếp tục chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt gần 49%. |
|
Hoạt động khai thác hải sản của người dân Cần Giờ còn nhỏ lẻ, phần lớn dùng tàu nhỏ để đánh bắt. Lối sản xuất mang tính tự cung tự cấp. |
|
Kinh tế nông nghiệp của huyện vẫn duy trì tăng trưởng dương qua từng năm. Tuy nhiên, với điều kiện thổ nhưỡng, việc canh tác của nông dân gặp nhiều khó khăn. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là làm muối, nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ăn quả, rau màu... với quy mô vừa và nhỏ. |
|
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi tờ trình lên UBND thành phố về công tác chuẩn bị xây dựng đề án chuyển một số huyện (trong đó có Cần Giờ) thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM. Để đảm bảo các điều kiện lên quận, huyện đẩy mạnh xây dựng đô thị sinh thái gắn với thực hiện đề án đô thị thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. |
Đề xuất xây sân bay nhỏ ở Cần Giờ
00:02 13/3/2021
00:02
13/3/2021
Xã hội
Giao thông
0
Sở GTVT TP.HCM đề xuất nghiên cứu bổ sung sân bay nhỏ ở Cần Giờ để tăng kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) tương lai, thúc đẩy phát triển du lịch.
Hạ tầng huyện Cần Giờ
Tp. Hồ Chí Minh
Huyện Cần Giờ
huyện biển Cần Giờ
Cần Giờ lên quận
phía Nam TP.HCM