Tuyên bố của ông Biden trong bài phát biểu tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw đã khiến Điện Kremlin phản đối, dù sau đó tổng thống Mỹ đính chính rằng Washington không muốn "thay đổi chế độ" ở Nga.
"Lãnh đạo của một quốc gia nên kiểm soát tính khí của mình. Mỗi lần công kích cá nhân như vậy chỉ làm suy giảm quan hệ song phương của Nga với chính quyền (Mỹ) hiện tại", TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 26/3.
Các quan chức Mỹ sau đó cũng nói rằng ông Biden muốn nhấn mạnh rằng Nga cần từ bỏ việc gây ảnh hưởng lên lãnh thổ Ukraine và nhiều nước láng giềng
Ông Biden sau đó gửi thông điệp đến người dân Nga rằng họ "không phải kẻ thù".
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Warsaw, Ba Lan ngày 26/3. Ảnh: Reuters. |
Tổng thống Mỹ cho biết ông hoài nghi về việc Nga có thể thu hẹp quy mô xung đột. Moscow trước đó nói rằng bước đầu trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine đã hoàn thành, và giờ là lúc tập trung vào "giải phóng" vùng Donbas, miền Đông Ukraine.
Trước bài phát biểu tại Warsaw, ông Biden đã tham gia hàng loạt cuộc gặp cấp cao của các lãnh đạo phương Tây. Ông cũng có cuộc trò chuyện với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov tại Ba Lan để bày tỏ sự ủng hộ với Kyiv.
Trong một diễn biến khác, Nga đã phóng hai tên lửa vào kho chứa nhiên liệu ở thành phố Lviv - vốn hiếm khi bị tấn công.
Thống đốc khu vực Maksym Kozytsky cho biết ít nhất 5 người bị thương. Phóng viên các hãng truyền thông ghi nhận cột khói bốc lên từ kho nhiên liệu ở Lviv.
Những cột khói bốc lên tại thành phố Lviv, miền Tây Ukraine trong ngày 26/3. Ảnh: AP. |