Cửa thoát hiểm trên chiếc máy bay của hãng Asiana Airlines bị mở khi máy bay gần hạ cánh. Ảnh: Yonhap/Epa. |
Cửa thoát hiểm của máy bay được thiết kế để không thể mở khi máy bay chưa hạ cánh. Hơn nữa, để có thể mở cửa khi máy bay ở trên không, một người phải có sức mạnh lớn hơn áp suất 9.000 kg tác động lên cửa.
Tuy nhiên, trong vụ việc ngày 27/5 ở Hàn Quốc, một hành khách đã mở được cửa thoát hiểm của một chiếc A321 của hãng hàng không Asiana Airlines khi máy bay này chuẩn bị hạ cánh ở thành phố Daegu. Gió mạnh tạt vào khoang máy bay gây ra hỗn loạn, khiến nhiều người hoảng sợ hoặc bị thương.
Một quan chức hãng hàng không cho biết hành khách mở cửa thoát hiểm là đàn ông, khoảng 30 tuổi. Cửa thoát hiểm bị mở khi máy bay ở độ cao khoảng 200 m so với mặt đất và còn khoảng 2-3 phút nữa là hạ cánh xuống thành phố cách thành phố Daegu cách Seoul 240 km về phía nam. Tuy nhiên, đại diện hãng hàng không cho biết máy bay hạ cánh an toàn.
“Máy bay được thiết lập tự động để điều chỉnh áp suất trong cabin theo độ cao của máy bay. Khi máy bay ở trên cao thì không thể mở được cửa thoát hiểm, nhưng khi ở độ cao thấp và gần hạ cánh thì có thể", đại diện Asiana Airlines nói với CNN.
Tuy nhiên đây vẫn là một vụ việc kỳ lạ, theo Geoffrey Thomas, chuyên gia hàng không tại Airline Ratings. Chuyên gia cho biết tốc độ hạ cánh của một chiếc A321 là gần 280 km/giờ, nghĩa là luồng gió với tốc độ này liên tục thổi qua máy bay trong quá trình hạ cánh. Cánh cửa thoát hiểm, ở phía sau cánh máy bay, đã mở ngược lại luồng gió cực mạnh này.
“Cửa thoát hiểm không thể mở được trong chuyến bay, và càng không thể mở ngược lại với luồng không khí bên ngoài, nhưng bằng cách nào đó điều này đã xảy ra", Thomas.
Không thể mở cửa thoát hiểm trên không do áp suất hàng chục nghìn kg tác động lên cánh cửa. Ảnh: Shutterstock. |
Một người không thể mở cửa thoát hiểm khẩn cấp khi máy bay đang ở trên không, theo Doug Moss, một phi công đã nghỉ hưu và là người hướng dẫn chương trình an ninh và an toàn hàng không tại Đại học Nam California.
Chuyên gia hàng không nói với Washington Post rằng hơn 1.500 kg áp suất không khí tác động lên mỗi m2 của cửa thoát hiểm khi máy bay đang ở trên không. Do đó, một người cần có khả năng nâng hơn 9.000 kg để mở một cửa thoát hiểm có kích thước trung bình khi máy bay trên cao.
Ngoài ra, theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ, các cửa thoát hiểm được xây dựng để chỉ có thể mở khi máy bay đã hạ cánh. Ngay cả khi máy bay ở độ cao thấp hơn, áp suất không khí vẫn quá lớn để một người mở cửa thoát hiểm giữa chuyến bay.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng đang điều tra hành khách mở cửa, và cử cán bộ giám sát an toàn hàng không đến hiện trường để kiểm tra xem có bất thường hoặc lỗi trong bảo dưỡng máy bay hay không.
Trong một sự cố khác gần đây, vào tháng 3, một hành khách cố mở cửa thoát hiểm trong chuyến bay của United Airlines từ Los Angeles đến Boston (Mỹ). Tuy hành khách này đã đẩy cơ chế khóa cửa về trạng thái mở, cửa thoát hiểm máy bay không bị mở ra.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.