Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điểm 10 đầu mối chưa gửi thông tin về chi phí nhập xăng dầu

Trong nhóm đầu mối chưa gửi thông tin về chi phí nhập xăng dầu có nhiều doanh nghiệp lớn như Dầu khí Đông Phương, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, hay Tập đoàn Thiên Minh Đức…

Bộ Tài chính đã điểm mặt 10 doanh nghiệp đầu mối chưa gửi thông tin về chi phí nhập khẩu xăng dầu, chi phí đưa xăng từ nhà máy về cảng, chi phí kinh doanh và premium trong nước với xăng dầu. Ảnh: Việt Linh.

Bộ Tài chính vừa có thông báo về việc một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 2/11 vẫn chưa gửi thông tin về chi phí nhập xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo yêu cầu trước đó từ cơ quan quản lý.

Các doanh nghiệp đầu mối này bao gồm Công ty CP dầu khí Đông Phương, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát, Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, Công ty CP tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P, Công ty CP nhiên liệu Phúc Lâm, Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam, Công ty TNHH Trung Linh Phát, Công ty CP Phúc Lộc Ninh và Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro.

Bộ Tài chính cho biết để kịp thời tổng hợp, rà soát và đánh giá, Bộ đề nghị các đầu mối xăng dầu trên khẩn trương báo cáo các nội dung theo yêu cầu, chậm nhất trong ngày 3/11. Bộ này cũng nhấn mạnh các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và chứng từ kèm theo.

Trước đó, trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho biết căn cứ quy định tại Nghị định 95/2021 sửa đổi Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu và Thông tư 104/2021 về xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu, Bộ đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam; premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng và chi phí kinh doanh xăng dầu.

Ngoài ra, cũng trong ngày 2/11, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc phối hợp cung cấp các thông tin số liệu cụ thể và đánh giá, làm rõ mức độ biến động tăng bất thường của các khoản chi phí.

DIỄN BIẾN GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU GẦN ĐÂY
Nguồn: Liên Bộ Tài chính - Công Thương
Nhãn12/4214/511231/613211/711211/811225/912213/1011211/11
E5 RON 92 đồng/lít 264702713027460289502963030230311103130030890277802507024620237202372023350222302178020730212902149021870
RON 95
271312799028430299803065031570323703287032760296702607025600246602466024230242302258021440220002234022750

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương phối hợp và có công văn thông tin trước ngày 5/11 để có đủ cơ sở tổng hợp, đánh giá mức độ biến động, có phương án điều chỉnh theo quy định.

Liên quan tới việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, mới đây, tại buổi giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã cho biết nhu cầu xăng dầu trong nước hiện nay vào khoảng 19,2 triệu tấn/năm. Trong đó, nguồn xăng dầu sản xuất trong nước hiện phụ thuộc vào 2 nhà máy là Lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn.

Tuy nhiên, trong 9 tháng qua, Lọc dầu Bình Sơn mới đạt khoảng 70% công suất với 4,4 triệu tấn/6,2 triệu tấn, trong khi Lọc dầu Nghi Sơn chỉ đạt 4,3% sản lượng trên tổng số 6,8 triệu tấn.

Với nguồn nhập khẩu, tổng sản lượng dự kiến là 6,2 triệu tấn phân bổ cho 34 đầu mối. Tuy nhiên, thực tế cả nước mới nhập khẩu khoảng 3,97 triệu tấn xăng, dầu. Đặc biệt trong quý III, nhập khẩu xăng dầu giảm 40% so với quý trước, chỉ có 19 đầu mối có nhập khẩu. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Thời gian qua, để ổn định giá các mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít xăng, tương đương ngân sách hụt thu 28.000 tỷ đồng. Thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%. Chi phí xăng dầu, premium cũng đã được tăng 2 lần trong năm nay. Định mức chi phí vận chuyển và quản lý của 1 lít xăng RON92 đã vào khoảng gần 2.000 đồng.

Đặc biệt, Bộ trưởng Tài chính cho biết sẽ đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 95 theo hướng giao toàn bộ công tác quản lý mặt hàng xăng dầu về Bộ Công Thương, kể cả việc quyết định về giá và chi phí định mức để bảo đảm tăng cường điều hành chủ động nguồn cung, chủ động trong điều chỉnh chi phí định mức.

Bộ trưởng Công Thương họp với doanh nghiệp xăng dầu Nhà nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định thời điểm khó khăn là lúc để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sớm khắc phục tình trạng thiếu hụt và bảo đảm nguồn cung xăng dầu.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm