Việc Trung Quốc mở cửa du lịch trở lại sau 3 năm chống dịch Covid-19 đã lập tức kéo theo động thái “mở cửa đón khách” từ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.
Là một quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh và không còn hạn chế đi lại với người nước ngoài, Việt Nam đang sẵn sàng đón luồng khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ lẫn đường hàng không.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là Việt Nam cần chuẩn bị như thế nào để kiểm soát tốt dịch bệnh, chứng minh là điểm đến an toàn với du khách nước ngoài?
Chưa ghi nhận biến thể mới tại Trung Quốc
Trao đổi với Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, nhận định việc khách du lịch Trung Quốc quay trở lại Việt Nam trong thời gian tới sẽ gây ra biến động nhất định về số ca mắc Covid-19 trong nước.
“Cần đánh giá nguy cơ thường xuyên. Nếu số ca mắc tăng lên nhưng không phải nhập viện, không gây quá tải hệ thống y tế thì ổn. Còn nếu ca trở nặng tăng bất thường, cần điều chỉnh cho phù hợp”, ông Phu nói.
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) nhộn nhịp trở lại sau khi Trung Quốc nới lỏng kiểm các biện pháp soát dịch bệnh. Ảnh: Quốc Nam. |
Dẫn công bố của Trung Quốc cũng như đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Phu cho hay chưa có sự khác biệt giữa biến thể Covid-19 đang tồn tại ở Trung Quốc và Việt Nam. Theo ông, trường hợp Trung Quốc có chủng virus mới, lây lan nhanh thì cũng sẽ lan đến Việt Nam.
Vì vậy, việc quan trọng hiện nay là áp dụng các biện pháp phòng bệnh, trong đó đặc biệt lưu ý nhóm người dễ bị tổn thương.
“Tiêm vaccine và các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế là cần thiết. Vaccine có thể không tránh được lây nhiễm nhưng giúp các triệu chứng nhẹ đi, người mắc không bị trở nặng và gây quá tải hệ thống y tế”, PGS Trần Đắc Phu phân tích.
Trong việc phòng bệnh, chuyên gia cho rằng phải đặc biệt lưu ý nhóm người có nguy cơ cao như người có bệnh nền, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch, người chưa đủ điều kiện tiêm vaccine...
Bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe của người dân trong nước, chuyên gia cho rằng cũng cần lưu tâm đến tình hình sức khỏe của du khách Trung Quốc khi sang Việt Nam. Sau nhiều năm đóng cửa chống dịch, sức đề kháng và tình trạng miễn dịch cộng đồng của người dân nước bạn như thế nào; nếu họ mắc Covid-19 trong quá trình du lịch thì hệ thống y tế cơ sở sẽ đáp ứng ra sao... là những vấn đề cần đánh giá được.
Đó là lý do một số quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản đã yêu cầu du khách Trung Quốc phải có chứng nhận tiêm vaccine và có bảo hiểm điều trị Covid-19 mới được nhập cảnh.
“Không buông trôi, thả lỏng”
Liên quan đến ý kiến của một số chuyên gia du lịch về việc bỏ quy định đeo khẩu trang tại sân bay để thuận tiện cho khách quốc tế đến Việt Nam, PGS Trần Trần Đắc Phu cho rằng việc đeo khẩu trang ở sân bay và nơi có nguy cơ cao như không gian kín, nơi tụ tập đông người… là vẫn cần thiết. Điều này được duy trì tại nhiều nước, không chỉ Việt Nam.
Quy định đeo khẩu trang ở sân bay vẫn được các cảng hàng không tại Việt Nam duy trì. Ảnh: NIA. |
Thời gian tới, khi lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng dần sẽ là lúc đánh giá nguy cơ, xem số nhập viện và chuyển nặng có tăng lên hay không. Chuyên gia lưu ý việc đánh giá nguy cơ không đúng sẽ không kiểm soát được dịch, nhưng cấm đoán thái quá có thể gây ảnh hưởng kinh tế và an sinh xã hội.
Vừa qua, Việt Nam đã gỡ bỏ các quy định về hạn chế đi lại với người nước ngoài nhập cảnh, không phân biệt quốc tịch. Từ Trung Quốc, công dân vẫn nhập cảnh thường xuyên vào Việt Nam thông qua các chuyến bay với số lượng hạn chế.
Chuyên gia nhận định virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan tại Việt Nam nhưng nhiều trường hợp không trở nặng, không thông báo nên không thể có con số thống kê.
“Số ca mắc vẫn tăng nhanh hơn trong các điều kiện tụ tập đông người. Như mấy người hàng xóm của tôi sau hôm đi Countdown Tết Dương lịch về thì 4-5 trường hợp dính Covid-19. Tuy nhiên không có trường hợp nào nặng”, ông Phu chia sẻ.
Chuyên gia y tế nhắc lại các bước chuyển mà Việt Nam đã và đang thực hiện: Từ Zero Covid sang thích ứng linh hoạt; từ cấm đoán sang quản lý rủi ro; nới lỏng nhưng không buông trôi thả lỏng và nguy cơ đến đâu ứng phó đến đó.
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền