Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Địa chấn mạnh ở Triều Tiên, có dấu hiệu thử vũ khí hạt nhân

Địa chấn 5,6-6 độ Richter vừa được ghi nhận tại Triều Tiên. Các chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu của vụ thử vũ khí hạt nhân

Bom nhiệt hạch tàn khốc như thế nào? Bom nhiệt hạch (bom H), mà Triều Tiên vừa tuyên bố thử nghiệm thành công ngày 3/9, được Liên Xô thử nghiệm từ 1953. Nó có thể gây bỏng chết người ở cách xa 100 km.

Cơ quan kiểm soát động đất Trung Quốc cho biết địa chấn mạnh khoảng 6 độ Richter đã được ghi nhận tại miền Bắc của Triều Tiên. Cơ quan này nhận định đây có thể là dấu hiệu của một vụ thử vũ khí hạt nhân.

Theo Reuters, địa chấn được ghi nhận lúc 11h30 sáng 3/9 giờ địa phương. Độ sâu của vụ địa chấn là 10 km, nghĩa là sát mặt đất. Các vụ rung chấn tương tự từng được ghi nhận trong các lần thử hạt nhân trước đây của Triều Tiên.

Quân đội Hàn Quốc cho biết đã ghi nhận một vụ "động đất nhân tạo" gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Seoul đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp Hội đồng An ninh Quốc gia.

Hàn Quốc hôm 28/8 khẳng định Triều Tiên đã sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Bình Nhưỡng từng 5 lần tiến hành thử hạt nhân. Lần gần đây nhất là vào tháng 9/2016.

Căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức đến nay, Triều Tiên đã phóng 18 tên lửa.

Rung chan lon o Trieu Tien,  co dau hieu cua thu hat nhan anh 1
Đồ họa: Phượng Nguyễn - Cảnh Toàn.

Những lần Triều Tiên thử hạt nhân

Giới phân tích xác định Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên vào tháng 10/2006, gây ra vụ nổ chưa đầy một kiloton hoặc tương đương khoảng 1.000 tấn thuốc nổ TNT.

Tháng 5/2009, Triều Tiên thử hạt nhân lần hai trong lòng đất. USGS ghi nhận chấn động 4,7 độ Richter. Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James R. Clapper Jr. sau đó công bố kết luận thử nghiệm này tạo ra vụ nổ sức mạnh 2 kiloton.

Tháng 2/2013, ông Kim Jong Un, khi đó mới lên nắm quyền, tiến hành vụ thử hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với các vụ trước, với đánh giá sức mạnh của quả bom đã ở mức từ 6-7 kiloton.

Tháng 1/2016, Triều Tiên tuyên bố tiến hành thử hạt nhân lần thứ tư, với quả bom nằm sâu trong lòng đất. Trên đài truyền hình quốc gia, ông Kim Jong Un nói vụ nổ xảy ra từ một quả bom hydro thu nhỏ và gọi đó là "thành công ngoạn mục". Tuy nhiên, các nhà quan sát độc lập không thể xác nhận vụ thử đã xảy ra.

Tháng 9/2016, Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ năm, gây chấn động 5,3 độ Richter, đi kèm vụ nổ khoảng 10 kiloton. Washington Post dẫn lời giới chức nói sức mạnh của vụ nổ tương đương với 2 quả bom hạt nhân rơi xuống Hiroshima và Nagasaki và mạnh gấp 10 lần so với những gì mà nước này có thể làm được một thập kỷ trước đó. Trong khi đó, BBC dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng vụ nổ mạnh tương đương từ 10-30 kiloton và là vụ thử hạt nhân mạnh nhất của Triều Tiên.

Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mạnh cỡ nào? Trong cuộc diễu binh ngày 15/4, Triều Tiên khiến nhiều người ngỡ ngàng vì những tên lửa mà nước này phát triển. Tuy nhiên, thực hư về sức mạnh của hệ thống này luôn là câu hỏi lớn.

Triều Tiên tuyên bố sở hữu bom H gắn vào tên lửa đạn đạo

Triều Tiên cho biết nước này đã phát triển thành công bom nhiệt hạch (bom H) tối tân và có công nghệ thu nhỏ bom để có thể lắp vừa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Hàn Quốc tố Triều Tiên sắp thử hạt nhân lần thứ 6

Các quan chức cấp cao thuộc chính phủ Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên đã sẵn sàng và sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6.

Duy Anh - Hoa Hạ

Bạn có thể quan tâm