Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Động đất là dấu hiệu Triều Tiên thử hạt nhân

Ngày 9/10/2006, tất cả các máy đo cảm biến địa chất trên toàn thế giới đều hoạt động sau khi phát hiện một cơn địa chấn lớn ở Triều Tiên, cường độ khoảng 3,6-4 độ Richter.

Bom nhiệt hạch tàn khốc như thế nào? Bom nhiệt hạch (bom H), mà Triều Tiên vừa tuyên bố thử nghiệm thành công ngày 3/9, được Liên Xô thử nghiệm từ 1953. Nó có thể gây bỏng chết người ở cách xa 100 km.

Triều Tiên dù cố gắng che chắn cũng không thể giấu giếm những vụ thử nghiệm hạt nhân của họ với các nhà khoa học. Mỗi bước phát triển trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên đều được cộng đồng quốc tế theo sát. 

Theo BBC, các chuyên gia sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm một "bể" thông tin được cập nhật liên tục từ các mạng lưới cảm biến toàn cầu, để đưa ra kết luận về tình hình của Triều Tiên. Và những kết luận này đến nay đều luôn đúng.

Khi một vụ nổ xảy ra, nó tạo ra chấn động tác động đến tất cả khu vực xung quanh. Sự rung chuyển lan vào mặt biển, không khí, địa chất, những bước sóng ngắn mà tai người không thể nghe nhưng các máy cảm biến có thể đo được. Những dữ liệu này được truyền về trung tâm kiểm soát để phân tích.

dong dat tu thu hat nhan Trieu Tien anh 1
Hoạt động địa chất xung quanh khu vực Triều Tiên thử hạt nhân rất dễ đo lường. Ảnh: AP.

Động đất báo hiệu thử hạt nhân

Ngày 9/10/2006, tất cả các máy đo cảm biến địa chất trên toàn thế giới đều hoạt động sau khi phát hiện một cơn địa chấn lớn ở Triều Tiên, cường độ khoảng 3,6 - 4 độ Richter.

Trong khi đó, hệ thống đo chuyển động không khí vẫn yên lặng cho thấy không có một vụ nổ nào ở ngoài trời. Từ đó, các nhà khoa học suy luận sự việc xảy ra dưới lòng đất nhằm che giấu sự theo dõi của các vệ tinh.

Dựa theo các dữ liệu để xác định hướng và thời gian của những sóng địa chấn, các nhà khoa học đã khoanh vùng chính xác địa điểm dưới một dãy núi của Triều Tiên là nơi vụ nổ xảy ra. 

Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy đây là một vụ động đất nhân tạo, gây ra do một vụ thử hạt nhân.

Thiết bị "xương sống" của các nhà khoa học chính là những máy đo địa chấn, loại thiết bị cực kỳ nhạy cảm với những rung chuyển địa chất. Tương tự những vụ động đất tự nhiên, những vụ nổ lớn cũng tạo ra những tín hiệu địa chất mạnh bất thường. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện điều này vào thời Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tài trợ rất nhiều cho các nghiên cứu để theo dõi từ xa sự phát triển trong công nghệ vũ khí của Liên Xô.

Bên cạnh đó, mạng lưới chia sẻ thông tin được thiết lập từ thập niên 1960 được mở rộng thành sự chia sẻ toàn cầu giữa các nước tham gia Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBTO). Mỗi nước đều có hệ thống đo riêng, nhưng CTBTO vận hành một mạng lưới giám sát độc lập. 

Mỗi ngày, cơ quan này thu về hàng loạt dữ liệu từ các vụ nổ bom mìn, khảo sát địa chất hoặc tập trận quân sự. Các vụ nổ này thường là nhỏ về quy mô và địa điểm.

dong dat tu thu hat nhan Trieu Tien anh 2
Địa điểm và cường độ những lần Triều Tiên thử hạt nhân. Đồ họa: BBC.

Kết hợp dữ liệu

Vài ngày sau, các máy quan trắc không khí tìm kiếm dấu hiệu của những đồng vị phóng xạ trong khí quyển. Nếu có đồng vị nào thoát ra khỏi khu hầm thử nghiệm và bị cuốn đi trong gió, đó chính xác là tàn tích phóng xạ từ một vụ nổ hạt nhân, loại trừ qua đó khả năng thử nghiệm vũ khí thông thường.

Hai tuần sau đó, một trạm đo nuclit phóng xạ ở Yellowknife, Canada nằm trong hướng gió thổi từ địa điểm thử nghiệm của Triều Tiên phát hiện chất Xenon 133 trong không khí. Đây là sản phẩm phóng xạ từ một vụ phân hạch nguyên tử.

Những dữ liệu này ngay lập tức được Trung tâm Dữ liệu Quốc tế ở Vienna, nơi đặt trụ sở chính của Ủy ban Trù bị cho Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBTO). Sau đó, họ chính thức xác nhận đây là kết quả từ một vụ thử hạt nhân.

Tuy các nhà khoa học đã khẳng định sớm, Triều Tiên cũng không hề giấu giếm những vụ thử hạt nhân của mình. Nước này nhanh chóng tự hào tuyên bố thử nghiệm thành công. Mô hình báo hiệu, mà bắt đầu là những vụ động đất, lặp lại vào các lần như tháng 5/2009, tháng 2/2013, tháng 1/2016, tháng 9/2016 và mới đây nhất là ngày 3/9/2017.

Điều đáng lo ngại là mỗi vụ nổ sau luôn mạnh hơn vụ nổ trước. Trong lần thử nghiệm thứ 5, các nhà khoa học ước tính đây là vụ thử lớn nhất của Triều Tiên, tạo ra vụ động đất nhân tạo mạnh đến hơn 5 độ Richter, với khối lượng chất nổ tương đương đến 20.000 - 30.000 tấn TNT.

Người Triều Tiên: Tự hào vì tên lửa, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù Sau liên tiếp những vụ thử tên lửa, dân Triều Tiên thể hiện sự tin tưởng vào sức mạnh của quân đội nước này có thể khiến mọi kẻ thù phải khuất phục.

Địa chấn mạnh ở Triều Tiên, có dấu hiệu thử vũ khí hạt nhân

Địa chấn 5,6-6 độ Richter vừa được ghi nhận tại Triều Tiên. Các chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu của vụ thử vũ khí hạt nhân

Cảnh Toàn

Bạn có thể quan tâm