Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đến Tuyên Quang, nghe đàn tính ngân cùng điệu then

Mỗi tỉnh thành trên dải đất chữ S có loại hình âm nhạc, nghệ thuật sân khấu đặc trưng. Sách "Đất nước gấm hoa" cung cấp cái nhìn tổng lược bằng hình ảnh về những nét riêng ấy.

am nhac dan toc anh 1

Đến với Tuyên Quang, âm thanh cây đàn tính gắn liền với điệu hát then của người Tày tạo dấu ấn đẹp cho người phương xa. Đàn tính được làm rất công phu, bầu làm từ quả bầu khô, cần làm bằng gỗ dâu, dây từ tơ tằm. Thân bầu càng tròn, tiếng đàn càng trong, âm thanh ngân vang như tiếng chim hót. Người phụ nữ dân tộc Cao Lan (hay còn gọi là Sán Chay) thì gắn với chiếc trống sành, một nhạc cụ độc đáo của dân tộc họ.

am nhac dan toc anh 2

Phú Thọ không chỉ là vùng đất tổ gắn với Đền Hùng hay sản vật bưởi Đoan Hùng. Vùng đất này còn có hát xoan. Đây là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể.

am nhac dan toc anh 3

Phủ Dầy, khu di tích Đền Trần là những điểm đến ấn tượng của Nam Định. Riêng trong nghệ thuật biểu diễn, tỉnh này còn được biết đến với hát xẩm, loại hình dân ca phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, sử dụng nhạc cụ là đàn nhị và sênh tiền. Cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu (1928 - 2013) từng được vinh danh là “một pho sử sống về nghệ thuật hát xẩm”.

am nhac dan toc anh 4

Ca trù, còn gọi là hát cô đầu, hát ả đào, rất thịnh hành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, là Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp do UNESCO công nhận. Tại Hà Tĩnh, loại hình nghệ thuật này trở nên nổi tiếng, gắn với tên tuổi danh nhân Nguyễn Công Trứ.

am nhac dan toc anh 5

Bình Định nổi tiếng với rượu Bầu Đá, chuối sứ Vân Canh. Tỉnh này còn là nơi phát triển loại hình tuồng hát bội. Bình Định được xem là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng. Đây là một loại hình nhạc kịch mang âm hưởng hùng tráng, gắn liền với tên tuổi Đào Duy Từ (1572 - 1634), người đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam.

am nhac dan toc anh 6

Đắk Lắk là nơi sinh sống của nhiều dân tộc Ê Đê, M’Nông... và trong sinh hoạt âm nhạc, cồng chiêng là những nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc nơi đây. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên của tỉnh là Di sản Văn hóa được UNESCO công nhận và cần được bảo tồn. Đắk Nông có đàn đá, còn gọi là goòng lú, nhạc cụ cổ nhất tại Việt Nam. Âm thanh được tạo nên khi gõ vào đá; đàn T'rưng được làm bằng ống tre lồ ô hay nứa, phát ra âm thanh rộn rã, tươi vui khi gõ...

am nhac dan toc anh 7

Trà Vinh có nghệ thuật sân khấu Rô Băm, là loại hình biểu diễn lấy từ các tuồng tích sử thi, cung đình được yêu thích trong cộng đồng người Khmer. Trong khi đó Sóc Trăng lưu giữ nhiều nhạc cụ tiêu biểu của người Khmer với dàn nhạc ngũ âm được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ tạo nên 5 âm sắc riêng biệt: Bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Mỗi bộ sẽ gồm 1-3 nhạc cụ. Các nhạc cụ có thể kể đến như trống Skor Daey, đàn Chapey, cồng lớn Pét-Kuong-Thôn, đàn thuyền.

Du lịch nhanh 63 tỉnh thành qua 'Đất nước gấm hoa'

Không đơn thuần là một atlas địa lý, "Đất nước gấm hoa" như một cẩm nang hình ảnh sinh động về hình ảnh, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.

Khán Thư

Ảnh: NXB Kim Đồng.

Bạn có thể quan tâm