Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất tăng quyền cho TP Thủ Đức ở nhiều lĩnh vực

Chính phủ đề xuất phân cấp, ủy quyền một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP.HCM cho TP Thủ Đức, giúp địa phương chủ động trong giải quyết thủ tục hành chính.

Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Tờ trình gồm 12 điều, dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp vào tháng 5 tới.

Bên cạnh những quy định về quản lý đầu tư, tài chính ngân sách và quản lý đô thị của TP.HCM, dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất cơ chế mới trong tổ chức bộ máy TP Thủ Đức.

Cụ thể, khoản 1 Điều 10 của dự thảo quy định phân cấp, ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP.HCM cho TP Thủ Đức.

Theo Chính phủ, chính sách này tạo điều kiện cho TP Thủ Đức chủ động trong giải quyết các thủ tục hành chính, nội dung công việc thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND TP.HCM theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Cùng với đó, cơ chế này được kỳ vọng tạo ra sự chủ động trong quản lý điều hành, hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước của UBND TP Thủ Đức dưới sự giám sát của HĐND.

Việc thí điểm các chức năng, nhiệm vụ này tại Thủ Đức là cơ sở để tổng kết, đánh giá, xem xét và nhân rộng mô hình chính quyền đô thị thành phố thuộc thành phố tại một số địa phương khác trong thời gian gần đây.

chinh sach dac thu TP.HCM anh 1

Chính phủ đề xuất thành lập Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Ngôn.

Dự thảo cũng quy định việc UBND TP.HCM quyết định thành lập tổ chức bộ máy của thanh tra xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất và và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc UBND TP Thủ Đức.

Theo Chính phủ, việc thành lập mới các phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp quận, huyện chưa được pháp luật hiện hành quy định.

Trong khi quá trình hoạt động từ khi thành lập TP Thủ Đức đến nay cho thấy một số cơ quan như Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai… cần tổ chức lại với tên gọi, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu phát triển.

Ngoài ra, theo thống kê, trong năm 2022, Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức đã giải quyết hơn 141.000 hồ sơ, với trên 71.000 hồ sơ đúng hạn, đạt tỷ lệ là 80,8% hồ sơ cần giải quyết.

Nguyên nhân của số hồ sơ bị chậm là nguồn nhân lực được bố trí cho Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM không đáp ứng yêu cầu công việc.

Theo Chính phủ, đây mới là số lượng hồ sơ phục vụ khoảng 1,2 triệu dân trong giai đoạn hiện nay. Theo quy hoạch chung đến năm 2030, TP Thủ Đức sẽ có 2,2 triệu dân và đến năm 2040 là 3 triệu dân.

Việc vận hành theo mô hình hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.

Vì vậy, dự thảo Nghị quyết quy định thành lập Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, đáp ứng nhiệm vụ chính trị quan trọng của TP.

Cùng với đó, tờ trình dự thảo Nghị quyết quy định thành lập Ban Đô thị thuộc HĐND TP Thủ Đức; cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế của HĐND và UBND TP Thủ Đức.

Cụ thể, tờ trình dẫn khoản 1 điều 48 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định UBND quận loại I không có quá 3 phó chủ tịch.

Với riêng TP Thủ Đức, yêu cầu công việc nhiều, áp lực lớn với đầu mối quản lý hơn 34 đơn vị hành chính cấp phường, 600 cơ sở giáo dục và 154 cơ sở tín ngưỡng, 285 cơ sở tôn giáo cùng việc đã và đang triển khai 300 dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau.

Vì vậy, UBND TP.HCM nhận thấy cần thiết phải thành lập Ban Đô thị thuộc HĐND TP Thủ Đức để thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực đô thị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Cùng với đó, tờ trình dự thảo đề xuất tăng số lượng biên chế đối với cấp phó của HĐND, UBND và các đại biểu chuyên trách của HĐND. Việc này nhằm đáp ứng khối lượng công việc của thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước.

Sách hay về TP.HCM

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

Quốc hội dự kiến thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM vào tháng 5

Bên cạnh việc cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng, tại kỳ họp tháng 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về cơ chế chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM.

Chính phủ trình 7 nhóm chính sách đặc thù cho TP.HCM

Chính phủ cho biết hồ sơ xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM đã được Bộ Tư pháp thẩm định, với 7 nhóm chính sách đặc thù.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm