Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất quản lý các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới

Đó là một trong những nội dung được Bộ Thông tin & Truyền thông nhấn mạnh trong quá trình lấy ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đang đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP. Theo đó tập trung giải quyết 2 vấn đề chính, là cải cách thủ tục hành chính, trực tuyến hóa cho doanh nghiệp và điều chỉnh các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu trên mạng Internet. Mục đích của việc này để thị trường truyền hình trong nước phát triển lành mạnh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.

Dự thảo cũng nêu rõ các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ qua mạng Internet xuyên biên giới vào Việt Nam (như Netflix, Facebook,  Spotify...) cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật như các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước.

Dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP có nhiều nội dung liên quan đến quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới. Ảnh: Việt Linh. 
ban quyen ngoai hang anh 2019 anh 1
ban quyen ngoai hang anh 2019 anh 1

Dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP có nhiều nội dung liên quan đến quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới. Ảnh: Việt Linh. 

Trong đề xuất sửa đổi, cơ quan soạn thảo cũng làm rõ và bổ sung thêm một số nội dung đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet. Bao gồm cả các dịch vụ cung ứng thông qua tên miền, các địa chỉ và ứng dụng Internet. 

Bên cạnh đó, nhiều quy định về gắn quảng cáo, Việt hóa nội dung truyền hình cũng được đưa vào dự thảo để lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ.

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, đến nay đã có 34 doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong đó có 16/34 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trên mạng Internet (OTT), chiếm tỷ lệ 47% .

Về số lượng thuê bao đã có 14,3 triệu thuê bao, chiếm tỷ lệ 62% số thuê bao/hộ gia đình tiệm cận với chỉ tiêu về số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình đến năm 2020.

Vấn đề cạnh tranh giữa truyền hình truyền thống và các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đang trở nên nóng dần khi Facebook tuyên bố đạt thoả thuận trị giá 264 triệu USD phát sóng trực tiếp giải Ngoại hạng Anh trong 3 năm liên tiếp trên nền tảng mạng xã hội của mình tại 4 quốc gia Đông Nam Á là Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam.

Theo đó, từ mùa giải 2019-2020, người dùng Facebook có thể xem trực tuyến các trận đấu của giải Ngoại hạng Anh trên Internet thay vì qua truyền hình truyền thống.

Ngay sau đó, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã có văn bản gửi Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị không cấp phép cho Facebook phát sóng giải Ngoại hạng Anh khi không đảm bảo yêu cầu về Luật Cạnh tranh và yêu cầu về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch nội dung Việt hóa. Tuy nhiên VNPayTV chưa nhận được phản hồi từ cơ quan quản lý.

Bài liên quan

Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm