Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất giảm giờ làm xuống 44 giờ/tuần

Hiện nay, luật quy định thời gian làm việc mỗi tuần của người lao động không quá 48 giờ, nhưng doanh nghiệp đề xuất giảm xuống 44 giờ và 40 giờ.

Đề xuất giảm giờ làm được phần lớn người lao động hưởng lương theo thời gian ủng hộ. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại Diễn đàn nâng cao năng suất lao động quốc gia ngày 26/5, ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch Công đoàn Công ty Changshin Việt Nam kiến nghị giảm thời gian làm việc trong tuần của lao động trong doanh nghiệp (khu vực tư nhân) từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần và 40 giờ/tuần.

Theo ông, việc điều chỉnh này để phù hợp và theo kịp các nước cùng khu vực, tạo điều kiện cho lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức khỏe, chăm lo cho gia đình.

"Trong thời đại công nghệ 4.0, để thúc đẩy tăng năng suất lao động, các doanh nghiệp cần phải đầu tư máy móc công nghệ hiện đại thay thế cho những công việc thủ công lạc hậu, quan tâm đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động", ông nhìn nhận.

Ông đề xuất Chính phủ hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị hiện đại, quy trình nhập khẩu đơn giản và linh hoạt.

Với Luật Công đoàn (sửa đổi), ông Tú đề nghị Chính phủ và Quốc hội tiếp tục ủng hộ việc trích nộp kinh phí 2% từ doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động chăm lo cho người lao động và giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Theo Bộ luật Lao động 2019, giờ làm việc của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động cũng đã kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sớm thực hiện quy định về giảm số giờ làm việc bình thường đối với người lao động xuống mức thấp hơn 48 giờ/tuần.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động, các cơ quan nhà nước được nghỉ cả ngày thứ bảy nhưng doanh nghiệp không được nghỉ là không công bằng. Nếu thực hiện quy định này, người lao động ở khu vực doanh nghiệp sẽ được nghỉ làm ngày thứ bảy và chủ nhật (như khu vực hành chính) hoặc có thể chỉ làm nửa ngày thứ bảy như một số doanh nghiệp đang áp dụng.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Vì sao năng suất lao động của Việt Nam thua Philippines, Indonesia?

Năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 94,5% so với Philippines. Chuyên gia cho rằng cần gia tăng số lượng và quy mô doanh nghiệp để cải thiện năng suất.

JICA: Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực

Trình độ học vấn thấp là một trong các yếu tố khiến Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia có năng suất lao động thấp nhất khu vực.

Hơn 2.600 lao động bị nợ lương hơn 55 tỷ đồng

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, có 19 doanh nghiệp nợ hơn 55 tỷ đồng tiền lương của 2.632 người lao động.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm