Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao năng suất lao động của Việt Nam thua Philippines, Indonesia?

Năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 94,5% so với Philippines. Chuyên gia cho rằng cần gia tăng số lượng và quy mô doanh nghiệp để cải thiện năng suất.

Năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 11,4% Singapore. Ảnh: Ngọc An.

Tại diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024”, TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đặt vấn đề về năng suất lao động Việt Nam thực sự có thấp so với các nước trong khu vực.

Theo ông, năng suất lao động quốc gia là thước đo hoạt động kinh tế của một quốc gia, tính toán so sánh lượng giá trị gia tăng được tạo ra tính trên một đầu vào lao động. Theo đó, năng suất lao động được tính bằng GDP chia cho số lao động có việc làm trong năm.

Chỉ bằng 11% Singapore, 79% Indonesia

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 tính bằng USD theo sức mua tương đương (PPP) 2017 là 2.400 USD, chỉ bằng 11,4% so với Singapore; 35,4% so với Malaysia; 79% so với Indonesia; 64,8% so với Thái Lan và 94,5% so với Philippines...

"Năng suất lao động của Việt Nam thấp do cơ cấu nền kinh tế phần lớn lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình, số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm hơn 29% lao động có việc làm trong năm 2022", ông Tú Anh nói.

Mặc dù vậy, ông cho biết số lượng lao động này lại tạo ra khoảng 60% GDP cho cả nền kinh tế (khu vực tư nhân tạo ra khoảng 10%, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra hơn 20% và khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra khoảng 29% GDP).

"GDP của Việt Nam năm 2022 theo sức mua tương đương PPP bằng đồng USD 2017 là hơn 1.321.694,15 triệu USD. Như vậy với việc tạo ra 60% GDP, năng suất lao động của các lao động trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra là 53.582 USD/lao động", Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương tính toán.

Với con số này, năng suất lao động của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bằng khoảng 30% năng suất của lao động trong các doanh nghiệp Singapore.

nang suat lao dong thap anh 1

TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng cần đẩy nhanh phát triển nhiều hệ thống doanh nghiệp hơn mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Ảnh: Phạm Ngôn.

"Vì vậy, một trong những việc chúng ta cần làm để tăng năng suất lao động là đẩy nhanh phát triển nhiều hệ thống doanh nghiệp hơn mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025", ông nói và nhấn mạnh đây là mục tiêu quan trọng để thúc đẩy năng suất lao động.

Bên cạnh đó, ông Tú Anh cho biết năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn quá thấp. Các doanh nghiệp này tạo ra khoảng 59% việc làm nhưng chỉ đóng góp giá trị gia tăng bằng 1/6 của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Do vậy, năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ bằng 3,6% khu vực doanh nghiệp nước ngoài và 28,5% khu vực doanh nghiệp FDI.

Mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030

Để tăng năng suất lao động, TS Nguyễn Tú Anh kiến nghị cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực... để phát triển nhanh hơn số lượng và tăng quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, phải thực hiện được mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030.

"Chỉ khi tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp tăng lên thì năng suất lao động mới tăng nhanh và bền vững", ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị này cho rằng nên tập trung vào ngành chế biến chế tạo vì đây là khu vực động lực thúc đẩy năng suất lao động cả nền kinh tế. Chỉ khi năng suất lao động của ngành này tăng lên thì mới có thu nhập tăng thêm để chi tiêu cho ngành dịch vụ, qua đó làm tăng năng suất lao động ngành dịch vụ.

Bên cạnh đó, ông Tú Anh đề xuất thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động nội ngành như hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp lớn để dẫn dắt ngành phát triển theo một chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. "Đặc biệt chú trọng mở rộng quy mô doanh nghiệp tư nhân, cải thiện năng suất lao động doanh nghiệp tư nhân...", ông nhìn nhận.

Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, cần thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức.

Chỉ khi tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp tăng lên thì năng suất lao động mới tăng nhanh và bền vững

TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương

"Đồng thời, thực hiện chính sách tiền lương hiệu quả, cùng với sự phát triển kinh tế cần điều chỉnh tăng lương tối thiểu hợp lý nhằm tạo sức ép doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đồng thời người lao động có động lực nâng cao trình độ tay nghề", ông kiến nghị.

Vị này cho rằng nếu tiền lương được duy trì ở mức thấp sẽ tạo hiệu ứng ngược lại, doanh nghiệp không có nhu cầu đổi mới công nghệ vì vẫn có thể khai thác tiền lương thấp với công nghệ cũ, người lao động không có động lực nâng cao tay nghề vì giá trị của việc nâng cao tay nghề không tương xứng.

Ví dụ, Trung Quốc luôn chủ động nâng cao tiền lương tối thiểu từ 690 tệ năm 2006 lên 2.600 tệ/tháng năm 2021 nhưng không làm giảm đầu tư mà ngược lại đầu tư tăng, năng suất lao động tăng.

"Tuy nhiên nếu tăng tiền lương tối thiểu quá nhanh có thể làm chùn ý nhà đầu tư. Do đó trong vấn đề cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ doanh nghiệp, công đoàn và cơ quan quản lý nhà nước để tạo ra lợi ích chung", ông lưu ý.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

JICA: Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực

Trình độ học vấn thấp là một trong các yếu tố khiến Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia có năng suất lao động thấp nhất khu vực.

Công ty dệt may TP.HCM cắt giảm 4.000 lao động chuyển sang đầu tư BĐS

CTCP Garmex Sài Gòn bỏ ngỏ khả năng khôi phục mảng dệt may trước cảnh không đơn hàng, phải bán tài sản và cắt giảm lao động. Thay vào đó, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư bất động sản.

Hơn 2.600 lao động bị nợ lương hơn 55 tỷ đồng

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, có 19 doanh nghiệp nợ hơn 55 tỷ đồng tiền lương của 2.632 người lao động.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm