Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia cho cầu Long Biên

Với hơn 100 năm thăng trầm, cầu Long Biên là nhân chứng, dấu tích văn hóa lịch sử đặc biệt. Hình ảnh cây cầu vắt qua sông Hồng đã in đậm trong tâm trí người dân.

Trong văn bản ký ngày 22/4 gửi Bộ Giao thông Vận tải,  UBND Hà Nội khẳng định, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội. Do Pháp xây dựng (1899 - 1902), Long Biên từng là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông vào thế kỷ 19.

Từ khi xây dựng đến nay, cầu Long Biên đã chứng kiến thăng trầm của lịch sử suốt hơn một thế kỷ, chịu sự tàn phá của bom đạn qua 2 cuộc chiến tranh.
Cầu Long Biên chứng kiến nhiều dấu tích lịch sử của dân tộc. Ảnh: Hoàng Hà.

Thống nhất với đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu và cho ý kiến về việc xếp hạng cây cầu này là Di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia.

 

"Cầu Long Biên trở thành nhân chứng lịch sử, dấu tích văn hóa lịch sử đặc biệt về sự đấu tranh bất khuất của người dân Thủ đô. Hình ảnh cây cầu vắt qua sông Hồng đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam nói chung và biết bao thế hệ người Thủ đô nói riêng" - Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Vào đầu năm 2014, khi có thông tin Bộ Giao thông vận tải và TP Hà Nội tính toán xây một cầu đường sắt mới ngay tại vị trí cầu Long Biên hiện tại cùng với phương án phá dỡ cầu, nhiều chuyên gia và dư luận không đồng tình. Các ý kiến phản đối đều nhấn mạnh giá trị biểu tượng cũng như lịch sử của cây cầu hơn 100 tuổi...

Những lùm xùm quanh cuộc tranh luận chỉ lắng xuống sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo không dỡ cầu Long Biên tại cuộc họp Chính phủ diễn ra vào cuối tháng 2.

Thủ tướng yêu cầu không dỡ cầu Long Biên

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra sáng nay, 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu không dỡ cầu Long Biên.

Nguyễn Vũ

Bạn có thể quan tâm