Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đầu tư Vành đai, Con đường vào Nga lần đầu tụt xuống 0

Đầu tư của Trung Quốc vào Nga trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai, Con đường lần đầu tiên đã giảm xuống mức 0, tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang muốn tránh lệnh trừng phạt.

Trong nửa đầu năm 2022, Bắc Kinh không ký kết thỏa thuận nào mới với các chủ thể ở Nga trong khuôn khổ chương trình Vành đai, Con đường (BRI), tương phản với những lời cam kết và hợp đồng nhiều tỷ USD trong quá khứ, Financial Times đưa tin ngày 24/7, căn cứ vào dữ liệu mới.

Kết luận trên là một phần nằm trong báo cáo do Trung tâm Phát triển và Tài chính Xanh (GFDC) của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải thực hiện. Báo cáo cũng đã được Financial Times rà soát.

vanh dai,  con duong anh 1

Cầu cao tốc Blagoveshchensk-Heihe nối Nga và Trung Quốc, một trong những dự án thuộc khuôn khổ BRI. Ảnh: TASS.

Christoph Nedopil Wang, Giám đốc GFDC, cho biết mối đe dọa từ lệnh trừng phạt phương Tây có thể đã răn đe Trung Quốc không đầu tư vào Nga.

Nhưng ông Wang cho rằng sự suy giảm này có thể “chỉ mang tính chất tạm thời” và “chắc chắn là có sự tương tác mạnh mẽ giữa Nga và Trung Quốc”. Ông Wang cũng bổ sung rằng Trung Quốc đã tăng mua năng lượng nhập khẩu từ Nga bất chấp giao tranh.

BRI là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Trung Quốc khởi xướng từ năm 2013. Trong nhiều năm, Nga nằm trong số các nước được lợi lớn nhất từ những khoản tài chính phát triển của Trung Quốc thuộc khuôn khổ BRI.

Báo cáo chỉ ra rằng song song với việc giảm đầu tư vào Nga, Trung Quốc đã có tương tác sâu sắc hơn với Trung Đông.

Đặc biệt, Arab Saudi hiện đã trở thành một trong những nước thụ hưởng lớn nhất từ BRI. Trong nửa đầu năm nay, Bắc Kinh đã ký kết các thỏa thuận mới trị giá 5,5 tỷ USD với Arab Saudi, nhiều hơn với mọi nước khác.

Báo cáo mới cũng phản ánh xu hướng giảm dần của các khoản tài chính trong BRI.

Các nhà nghiên cứu không trông đợi hoạt động của BRI sẽ trở lại đỉnh cũ, nhưng dữ liệu cho thấy Trung Quốc ngày một chú trọng những thỏa thuận giúp đảm bảo tiếp cận với các tài nguyên chiến lược như khoáng sản được dùng trong chuỗi cung ứng công nghệ sách, hay dầu mỏ và khí đốt ở khắp Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latin.

Mỹ giới thiệu sáng kiến đối trọng Vành đai, Con đường của Trung Quốc

Washington có kế hoạch đầu tư vào 5-10 dự án cơ sở hạ tầng lớn vào tháng 1 - một phần trong nỗ lực của G7 - nhằm đối trọng với Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Chiến lược của G7 để đối phó 'Vành đai, Con đường'

Sáng kiến vừa được G7 vén màn được cho là sẽ giúp các nước đang phát triển có phương án thay thế khoản vay từ Trung Quốc trong khuôn khổ "Vành đai, Con đường".

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm