Ảnh minh họa. Nguồn: IMDB. |
Sau khi thoát khỏi một mối quan hệ mà đối phương dường như đã bị lợi dụng tình cảm của mình, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và nhận thấy điều mà tôi chưa từng thấy trước đây. Tôi sẽ lặp lại những cuộc trò chuyện khó hiểu trong đầu. Tôi viết nhật ký, cố gắng hiểu những gì tôi đã trải qua và vẫn đang trải qua. Mọi thứ ngày càng trở nên rõ ràng hơn dù sự bất đồng về nhận thức vẫn còn mạnh mẽ. Khi bạn nhìn thấy ai đó theo một cách quá lâu, thật khó để chấp nhận sự thật họ là ai và trên thực tế, họ đã là ai trong suốt thời gian qua bạn không nhận ra.
Tôi phải trải qua nhiều triệu chứng của Rối loạn căng thẳng phức tạp hậu chấn thương tâm lý (CPTSD), vốn dĩ là những triệu chứng thường gặp sau khi có mối quan hệ với một người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.
Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói về PTSD, nhưng gần đây người ta đã công nhận sự tồn tại của rối loạn căng thẳng phức tạp sau chấn thương tâm lý trong thế giới tâm lý học. PTSD là một chứng rối loạn lo âu có thể phát triển sau khi một người trải qua một sự kiện đau thương. Rối loạn căng thẳng phức tạp hậu sang chấn là kết quả của chấn thương kéo dài hoặc lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian hàng tháng hoặc hàng năm.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của Rối loạn căng thẳng phức tạp hậu sang chấn:
- Hồi tưởng sang chấn thông qua hồi tưởng và ác mộng
- Chóng mặt hoặc buồn nôn khi nhớ lại ký ức
- Tránh những tình huống hoặc địa điểm khiến bạn nhớ đến sang chấn hoặc kẻ bạo hành
- Kích động mạnh, có nghĩa là luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ
- Có niềm tin rằng thế giới là một nơi nguy hiểm, mất niềm tin vào lòng tốt của người khác
- Mất niềm tin vào bản thân hoặc người khác
- Khó ngủ
- Giật mình - nhạy cảm với kích thích
- Cảnh giác cao độ - liên tục quan sát hành vi của người khác, tìm kiếm dấu hiệu của hành vi xấu và manh mối tiết lộ ý định xấu
- Thiếu tự trọng, tự ti
- Khó khăn trong điều tiết cảm xúc - bạn thấy mình dễ bị kích động về mặt cảm xúc hơn so với cách sống thông thường của bạn. Bạn có thể cảm thấy tức giận hoặc buồn bã hoặc có ý định tự tử.
- Bận tâm đến kẻ bạo hành, không có gì lạ khi bạn tập trung vào kẻ bạo hành, mối quan hệ với kẻ bạo hành hoặc ý muốn trả thù vì đã bị lạm dụng
- Xa rời người khác, muốn cô lập bản thân, rút lui khỏi cuộc sống
- Gặp nhiều thách thức trong các mối quan hệ, kể cả việc khó tin tưởng những người khác, có thể đang tìm kiếm một người giải cứu, hoặc thậm chí có một mối quan hệ khác với kẻ bạo hành vì việc đó mang lại cảm giác quen thuộc.
- Sự tách rời, cảm thấy mất kết nối với bản thân và cảm xúc của mình
- Trầm cảm, buồn bã và cạn năng lượng, thiếu động lực
- Cảm giác tội lỗi và xấu hổ độc hại, có cảm giác rằng bằng cách nào đó bạn xứng đáng bị lạm dụng, hoặc việc bạn không rời đi sớm hơn là dấu hiệu của sự yếu kém
- Hành vì tự làm hại bản thân mang tính hủy hoại như lạm dụng ma túy và rượu là kết quả chung của chấn thương đang diễn ra. Điều này cũng có thể bao gồm việc ăn quá nhiều để xoa dịu và tự điều trị. Trái lại, bạn có thể đày đọa bản thân bằng cách nhịn ăn. Những hành vi này phát triển trong giai đoạn sang chấn như một cách để đối phó hoặc quên đi sang chấn và nỗi đau tinh thần.