Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đảo Greenland ở Bắc Cực vừa mất 2 tỷ tấn băng trong một ngày

Hai tỷ tấn băng ở đảo Greenland đã tan chảy trong ngày 13/6, con số lớn bất thường vào thời điểm này của năm nhưng không phải là chưa có tiền lệ.

Theo CNN, 40% diện tích Greenland đã trải qua hiện tượng tan băng vào ngày 13/6. Một lượng băng lớn như vậy tan chảy vào giữa tháng 6 là điều rất bất thường, vì "mùa băng tan" của Greenland thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 và đỉnh điểm thường rơi vào tháng 7.

Greenland là hòn đảo lớn chứa rất nhiều băng nằm tại Bắc Cực và là quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.

bang tan o Greenland anh 1
Greenland vừa mất 2 tỷ tấn băng trong ngày hôm kia, 13/6. Ảnh: CNN.

Để dễ hình dung thì lượng băng vừa mất đi này đủ lấp đầy diện tích Hệ thống Công viên Quốc gia Mỹ ở Washington với độ cao gấp 8 lần Tượng đài Washington (khoảng 1.352 m).

Theo Thomas Mote, nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Georgia, người chuyên nghiên cứu về khí hậu của Greenland, sự tan băng tăng đột biến là hiện tượng bất thường, nhưng không phải là chưa từng có.

"Nó có thể so sánh với lượng băng tan mà chúng ta từng chứng kiến vào tháng 6/2012", ông Mote nói với CNN, đề cập đến năm tan băng kỷ lục 2012. Việc băng tan nhiều vào đầu mùa hè là một dấu hiệu xấu, cho thấy 2019 có thể là năm Greenland một lần nữa lập kỷ lục về tan băng.

bang tan o Greenland anh 2
Năm 2019, Greenland có thể vượt năm 2012 về kỷ lục băng tan. Ảnh: CNN.

Ông Mote cho rằng việc băng và tuyết tan khỏi đảo băng Greenland, đặc biệt vào đầu mùa, giúp cho việc tan chảy thêm vào cuối mùa hè xảy ra dễ dàng hơn.

Jason Box, nhà khí hậu học về băng thuộc Viện Nghiên cứu Khảo sát Địa chất của Đan Mạch và Greenland, vào cuối tháng 5 cũng dự đoán rằng "năm 2019 sẽ là một năm băng tan nhiều ở Greenland".

Ông Box dẫn ra những ngày tan chảy bất thường đầu mùa vào tháng 4. Nó xảy ra sớm hơn khoảng ba tuần so với thường lệ và thậm chí còn sớm hơn năm kỷ lục 2012.

"Greenland góp phần khiến mực nước biển toàn cầu tăng trong hai thập kỷ qua", ông Mote nói. Ông khẳng định điều này chưa từng xảy ra trước những năm của thập niên 1990.

Băng tan phơi bày thi thể trên đỉnh Everest nhiều hơn bao giờ hết

Sự nóng lên toàn cầu làm tan chảy nhanh chóng các sông băng trên núi, phơi bày thi thể các nhà leo núi xấu số và định hình lại dãy Himalaya, nơi có ngọn núi cao nhất thế giới.

Trái Đất nóng lên khiến băng Nam Cực còn 'siêu mỏng'

Nghiên cứu mới cho thấy băng ở biển Nam Cực đang biến mất nhanh gấp 5 lần so với những năm 1990, đe dọa làm tăng mực nước biển và nhấn chìm nhiều thành phố trên thế giới.

Hà Lan

Bạn có thể quan tâm