TP.HCM là nơi tiếp nhận nguồn sản phẩm từ nhiều địa phương. Hiện nay, ngoài các kênh mua hàng truyền thống như chợ và siêu thị, người dân có thể tìm mua nông sản đa vùng miền chất lượng, nhất là từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), miền Trung - Tây Nguyên trên ứng dụng công nghệ như GrabConnect.
Quy tụ nông sản các miền
Nổi tiếng là vùng lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng lớn nhất khu vực miền Nam, ĐBSCL là đầu mối cung cấp đa dạng loại rau củ, trái cây như bầu, bí, mướp, cà nâu, cà chua, hành, dưa leo, xoài cát chu, đu đủ, cam sành, khóm (dứa), ổi, dừa...
Riêng dừa xiêm xanh, dừa dứa Bến Tre; xoài cát chu Đồng Tháp; khóm, cam sành Tiền Giang còn được xếp vào hàng đặc sản làm nên tên tuổi địa phương. ĐBSCL cũng là vùng chăn nuôi lớn, với nhiều loại gia cầm không chỉ lấy thịt mà còn cho sản lượng trứng lớn.
TP.HCM quy tụ nông sản từ nhiều vùng miền. |
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng không kém cạnh với các loại trái cây đặc trưng như nho xanh, nho kẹo Ninh Thuận; hồng giòn, bơ booth Lâm Đồng… Đặc biệt, mật ong cũng có là sản vật mà thiên nhiên ưu ái cho vùng đất này nhờ những vườn hoa cà phê, dã quỳ bạt ngàn.
Ngoài cung ứng cho địa phương, phần lớn các nông sản này được tiêu thụ tại TP.HCM. Những đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa ở miền Bắc như vải thiều Bắc Giang, mận Sơn La… cũng được chở về thành phố tiêu thụ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ nông sản có phần bị “nghẽn” do bất cập trong khâu lưu thông, vận chuyển giữa các địa phương. Nhiều giải pháp mang nông sản địa phương đến tay người dùng từ những nền tảng công nghệ góp phần giải quyết bài toán này. Người dùng cũng có cơ hội mua nông sản thuận tiện và an toàn hơn.
Đi chợ nông sản online
Tranh thủ giờ nghỉ trưa, Thiên Di (quận 4, TP.HCM) dạo một vòng các cửa hàng GrabConnect trên ứng dụng Grab và đặt combo trái cây khoảng 10 kg gồm đu đủ, xoài cát chu, cam sành, khóm, ổi. Từ ngày Grab mở “chợ nông sản”, Di có thể mua nhiều loại trái cây, rau củ, trứng với số lượng nhiều để trữ ăn dần mà không phải đến siêu thị thường xuyên như trước.
“Thậm chí, tôi có thể mua nhiều loại đặc sản khó tìm như gà tre, heo tộc một nắng Gia Lai trên ứng dụng này”, Di nói thêm.
Đa dạng mặt hàng trên “chợ nông sản” GrabConnect. |
GrabConnect là dự án hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương trên nền tảng số. Người dùng tại TP.HCM có thể đặt mua các sản phẩm nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng do các vùng chăn nuôi, hợp tác xã (HTX) uy tín tại các tỉnh ĐBSCL và miền Trung cung ứng, với thời gian giao hàng nhanh chóng. Trước đó, dự án hỗ trợ tiêu thụ hàng tấn vải thiều Bắc Giang.
Các sản phẩm phân phối qua GrabConnect đều được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao. Đơn cử, các loại rau củ quả bắp cải, bí đỏ, khoai tây, cà rốt, ớt chỉ thiên… do HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh (Long An) cung ứng; dừa xiêm gọt trọc của HTX Dừa Giồng Trôm (Bến Tre); đặc sản thịt bò heo tộc một nắng từ HTX Huy Vũ (Gia Lai); các sản phẩm mật ong cung ứng theo chương trình OCOP từ HTX Phương Di (Gia Lai). Sản phẩm được bán theo số lượng lớn, giá tốt, giữ được độ tươi ngon khi đến tay người dùng.
Nông sản “lên app” mang đến cơ hội mua sắm, thu nhập cho người dùng và các đối tác Grab. |
Khi nông sản “lên app”, nông dân có thêm kênh tiêu thụ, không lo nông sản bị ùn ứ, ép giá hay tình trạng mất mùa được giá. Người dùng có thêm kênh mua nông sản tiện lợi, tiết kiệm, đa dạng mặt hàng, đảm bảo chất lượng. Các đối tác nhà hàng GrabFood và cửa hàng GrabMart cũng sẽ có thêm kênh đặt mua nguyên liệu số lượng lớn, thực phẩm với nguồn cung ổn định, mức giá hợp lý.
Chỉ với chiếc điện thoại, mọi người có thể thoải mái dạo chợ nông sản và được hàng tận nơi, vừa tiện lợi, vừa an toàn. Ở góc độ rộng hơn, dự án cũng góp phần duy trì chuỗi cung ứng hàng hoá và hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong giai đoạn bình thường mới.
Bình luận