Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đằng sau những bữa ăn 500 USD/người ở Trung Quốc

Xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm đã bùng nổ trên toàn cầu, và Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Cùng với đó, khu vực dịch vụ nước này đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Theo CNBC, hình thức dùng bữa fine dining tại các nhà hàng cao cấp đang nở rộ ở Trung Quốc. Bất chấp đại dịch, thương hiệu Lu Style đã mở 4 nhà hàng trong vỏn vẹn 3 năm tại Thượng Hải và Bắc Kinh.

Lu Style cho biết các nhà hàng đem về khoảng 4 triệu nhân dân tệ (tương đương 579.710 USD) mỗi tháng. Theo những đánh giá trên ứng dụng Dianping, các bữa ăn có giá khoảng 735 nhân dân tệ/người.

Chuỗi nhà hàng có khoảng 1.500 đánh giá. Mọi người dành lời khen cho dịch vụ, hương vị và cách trình bày món ăn "tinh tế".

Chi tiêu cho trải nghiệm

Đó là cách các nhà hàng đang đánh chiếm thị trường tại đất nước 1,4 tỷ dân, trong bối cảnh xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm bùng nổ trên toàn cầu.

Người Trung Quốc thường chú trọng vào hương vị của món ăn, nhưng theo ông Tian Junfeng - Giám đốc vận hành của Lu Style, kể từ khi thương hiệu được ra mắt vào năm 2016, ngày càng nhiều khách hàng bắt đầu quan tâm tới những thứ khác bên ngoài đồ ăn.

Đến nay, Lu Style có tổng cộng 7 nhà hàng. Một nhà hàng khai trương trong năm nay, kết hợp với một phòng trưng bày nghệ thuật ở Thượng Hải. Các nhà hàng đều cung cấp những món ăn theo mùa và được thiết kế kỳ công.

Tại một cửa hàng của Lu Style ở Bắc Kinh, các cây hoa mẫu đơn được mang về trồng tại khu vực ngoài trời đã 880 tuổi. Ông Tian cho biết Lu Style sẽ tập trung vào việc cải thiện dịch vụ của khách hàng trong những tháng tới.

nha hang xa xi anh 3

Ngày càng nhiều khách hàng bắt đầu quan tâm tới những thứ khác bên ngoài hương vị món ăn. Ảnh: Reuters.

Cách đây gần 20 năm, chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao đã mở cửa hàng đầu tiên ở Bắc Kinh. Chuỗi cung tập trung vào trải nghiệm của khách hàng như những gì Lu Style đang làm.

Tốc độ mở rộng của Haidilao tại Trung Quốc đã chậm lại. Nhưng các nhà hàng khác cũng đang học theo chiến lược này của chuỗi nhà hàng.

Theo chuyên gia Tang Yan tại Black Pearl, tổng số nhà hàng cao cấp được mở mới tại Trung Quốc đã giảm trong năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, con số của năm 2021 vẫn cao gấp đôi năm 2020.

"Đại dịch cũng đã ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Giờ đây, họ muốn hưởng thụ nhiều hơn", CNBC dẫn lời bà Tang chia sẻ.

Theo bà, chi tiêu cho các cuộc gặp mặt đối tác tại nhà hàng đã giảm nhẹ, nhưng chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình đang tăng lên.

Khu vực dịch vụ phục hồi mạnh

Cô Cici Lu - một chuyên gia tư vấn trong ngành tài sản kỹ thuật số - vừa chuyển từ Singapore về Bắc Kinh. Trải nghiệm tại các cửa hàng cao cấp mới đã khiến cô ấn tượng.

"Trở lại Trung Quốc sau 27 năm sống ở Canada, Anh và Singapore, một trong những điều khiến tôi lo lắng là sẽ không còn được tới các nhà hàng, quán bar như ở những đô thị khác", cô Lu chia sẻ.

"Nhưng tôi nhận thấy các nhà hàng ở đây đã hiện đại hơn. Người tiêu dùng trẻ tuổi thích trải nghiệm những sản phẩm chất lượng cao, được trình bày đẹp mắt cùng không gian sang trọng", cô nói thêm.

Người tiêu dùng trẻ tuổi thích trải nghiệm những sản phẩm chất lượng cao, được trình bày đẹp mắt cùng không gian sang trọng

Cô Cici Lu

"Dù mức giá là 500 USD mỗi người", cô Lu nói thêm.

Theo một cuộc khảo sát của Morgan Stanley, ăn uống ở nhà hàng vẫn là một trong 3 danh mục đầu tiên nằm trong kế hoạch chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc.

Trong tuần kết thúc vào ngày 9/4, doanh thu ăn uống tại các nhà hàng ở Trung Quốc đã tăng khoảng 5% so với một năm trước.

Theo dữ liệu của Caixin và S&P Global, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã giảm từ 57,8 điểm của tháng trước xuống 56,4 điểm trong tháng 4. Nhưng đây vẫn là mức cao thứ 2 kể từ tháng 11/2020.

Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp PMI khu vực dịch vụ của đất nước tỷ dân vượt mốc 50 điểm - ngưỡng phân tách 2 vùng tăng trưởng và suy yếu.

"Báo cáo mới nhất của Caixin cho thấy hoạt động dịch vụ của Trung Quốc vẫn đang phục hồi mạnh mẽ", ông Wang Zhe - chuyên gia kinh tế cấp cao của Caixin Insight Group - nhận định.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Với nhiều người Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng không còn an toàn

Gần một nửa người trưởng thành tại Mỹ lo ngại về các khoản tiền gửi tiết kiệm sau một loạt vụ phá sản nhà băng. Mức độ lo lắng cũng thay đổi theo học vấn và thu nhập.

Đằng sau mức thuế bất động sản 60% ở Singapore

Ngược với xu hướng chung, thị trường nhà đất của Singapore vẫn tăng mạnh. Giới nhà giàu trên thế giới đang đổ tiền về đây, và điều này có thể làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo.

Ung dung VPBank gap loi hinh anh

Ứng dụng VPBank gặp lỗi

0

Chiều tối ngày 27/6, nhiều khách hàng VPBank cho biết không thể giao dịch được trên ứng dụng VPBank NEO, thậm chí nhận được tin nhắn thông báo có khoản nợ xấu cần thanh toán.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm