Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua văn kiện lịch sử

Nghị quyết về vấn đề lịch sử được Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua ngày 11/11, qua đó củng cố vị thế của ông Tập Cận Bình.

Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi toàn dân "đoàn kết quanh đảng" với vai trò của ông Tập "ở vị trí hạt nhân", hiện thực hóa công cuộc “phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”, Tân Hoa Xã đưa tin ngày 11/11.

Quyết định thông qua nghị quyết về vấn đề lịch sử, nhấn mạnh những thành tựu nổi bật và kinh nghiệm lịch sử 100 năm của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã khép lại kỳ họp thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

nghi quyet lich su trung quoc anh 1

Ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.

Theo Tân Hoa Xã, trong hội nghị, BCH TW kết luận việc đánh giá những thành tựu nổi bật và kinh nghiệm lịch sử trong 100 năm qua là cần thiết vì 7 mục tiêu.

Mục tiêu đầu tiên là để bắt đầu hành trình mới xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại ở mọi mặt trong bối cảnh lịch sử của kỷ niệm 100 năm thành lập đảng.

Mục tiêu thứ hai và thứ ba lần lượt là giữ vững và phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, cũng như tăng cường nhận thức về duy trì tính toàn vẹn chính trị, tư duy toàn cảnh, tuân theo lãnh đạo hạt nhân (Chủ tịch Tập Cận Bình), và đi theo sự lãnh đạo trung tâm của đảng.

Công tác đánh giá thành tựu cũng được nghị quyết đánh giá là cần thiết cho tăng cường tin tưởng vào con đường, lý thuyết, hệ thống và văn hóa của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; đồng thời để thúc đẩy quá trình tự cải cách của đảng, xây dựng sức mạnh chiến đấu và tăng cường năng lực đối phó rủi ro, thách thức, duy trì sinh lực và sinh khí của đảng.

Cuối cùng, nghị quyết cho rằng hoạt động đánh giá là để đoàn kết dẫn dắt người dân tiếp tục nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ Trung Hoa, phục hưng dân tộc.

Bên cạnh đề cập tới ông Tập, nghị quyết cũng nhắc tới đóng góp của những lãnh đạo đi trước như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Việc Ban Chấp hành Trung ương - gồm khoảng 400 người - cùng ủng hộ tầm nhìn của ông Tập gửi đi tín hiệu quan trọng về mức độ ủng hộ dành cho ông, mở đường cho khả năng ông Tập tiếp tục nhiệm kỳ 3 theo Bloomberg. Ông Tập là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên sau gần 40 năm công bố học thuyết về đánh giá lịch sử Trung Quốc.

Trước đó, chỉ có Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình từng chủ trì thông qua các nghị quyết về lịch sử của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau khi nghị quyết về lịch sử này được thông qua, ông Tập có thể quyết liệt hơn trong thúc đẩy chính sách “thịnh vượng chung”, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc vào năm 2022. Sự kiện này sẽ quyết định ông Tập có tiếp tục giữ chức chủ tịch Trung Quốc và tổng bí thư đảng hay không.

Hồi năm 2018, Quốc hội nước này đã bỏ giới hạn nhiệm kỳ trong hiến pháp.

Trung Quốc chuẩn bị công bố văn kiện định hình tương lai đất nước

Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến thông qua văn kiện lịch sử, định hình tương lai phát triển của nước này trong nhiều thập kỷ tới.

Ông Tập Cận Bình bày tỏ thiện chí với Mỹ

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác để giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm