Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đan Mạch bảo vệ Mỹ giữa làn sóng chỉ trích từ Pháp và châu Âu

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố không ủng hộ những chỉ trích của Pháp nhắm vào Mỹ, xoay quanh xung đột về hợp đồng tàu ngầm với Australia.

Phát biểu tại cuộc họp của lãnh đạo các nước trong Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels ngày 22/9, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói Tổng thống Mỹ Joe Biden "rất thủy chung" với châu Âu, dù Mỹ và Anh vừa "nẫng tay trên" hợp đồng tàu ngầm của Pháp với Australia, theo AFP.

"Điều quan trọng cần nói đến là dựa trên những cuộc thảo luận đang diễn ra ở châu Âu lúc này, tôi thấy ông Biden rất thủy chung với liên minh xuyên Đại Tây Dương", nhà lãnh đạo Đan Mạch nói.

Thủ tướng Frederiksen cho rằng EU không nên biến những thách thức vốn luôn tồn tại giữa các đồng minh "thành thứ gì đó không nên xảy ra".

my tau ngam australia anh 1

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: Reuters.

Bà Frederiksen thậm chi nói bà "hoàn toàn không hiểu" những chỉ trích từ Paris và Brussels nhắm vào Washington lúc này.

"Điều này không đồng nghĩa chính phủ Đan Mạch luôn đồng ý với Mỹ về mọi vấn đề, và chúng tôi xin khẳng định chúng tôi cũng muốn thấy sách lược khác về việc rút quân khỏi Afghanistan. Nhưng tôi hoàn toàn không thất vọng về chính quyền mới của Mỹ", Thủ tướng Frederiksen nói.

Nhà lãnh đạo Đan Mạch cho rằng chính quyền Tổng thống Biden đã đưa nước Mỹ rời khỏi chính sách đối ngoại biệt lập, trái với người tiền nhiệm Donald Trump.

"Washington đang một lần nữa trở lại là người lãnh đạo thế giới, một vai trò chỉ Mỹ có thể đảm nhiệm. Và nếu không phải Mỹ, không ai có thể đảm nhiệm vai trò này", Thủ tướng Frederiksen nói.

Lập trường của Đan Mạch trái ngược với quan điểm chung của các nước thành viên EU. Đa phần các nhà ngoại giao EU chia sẻ sự đoàn kết với Pháp. Tuy nhiên, cũng không ít đại diện các nước phản đối tạo ra chia rẽ với Washington.

Tàu ngầm hạt nhân trong liên minh AUKUS đáng gờm thế nào?

Một trong những lý do Australia chuyển hướng sang tàu ngầm hạt nhân của Mỹ - Anh là vì nước này muốn sở hữu đội tàu ngầm có khả năng tuần tra Biển Đông với ít rủi ro bị phát hiện.

EU yêu cầu Australia xin lỗi vì hủy mua tàu ngầm từ Pháp

EU yêu cầu Australia có lời xin lỗi sau khi hủy thỏa thuận mua tàu ngầm từ Pháp. Thương vụ tàu ngầm đổ bể cũng có thể trì hoãn thỏa thuận thương mại tự do giữa Australia và EU.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm