Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đài tưởng niệm 4.400 người da đen bị hành hình không xét xử ở Mỹ

Đài tưởng niệm quốc gia về Hòa bình và Công lý được xây dựng dành cho những nạn nhân người da đen bị hành hình không qua xét xử dưới đế chế "quyền lực da trắng" Mỹ thế kỷ 19, 20.

Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 1
Công trình tưởng niệm trên khánh thành ngày 26/4 tại thành phố Montgomery, tiểu bang Alabama, khắc họa một vết hằn hung bạo trong lịch sử đất nước được xem là cường quốc thế giới: luật hành hình không cần xét xử đối với người da đen trong khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở miền nam nước Mỹ. Hàng nghìn nạn nhân của thảm họa phân biệt chủng tộc đã bị quy án tử mà không được ra tòa. Ảnh: AP.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 2
Ở trung tâm của đài tưởng niệm là một hành lang treo 800 trụ thép đề tên các hạt hành chính ở Mỹ và những nạn nhân người da đen bị hành hình không xét xử tại đó. Nhiều nạn nhân được ghi tên tuổi, một số khác chỉ được đề dòng chữ "không rõ". Ảnh: Equal Justice Initiative.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 3
Theo New York Times, một số trường hợp được khắc kèm lý do bị hành hình như: Parks Banks, bị hành hình không xét xử tại tiểu bang Mississippi năm 1922 vì tội mang theo bức ảnh một người phụ nữ da trắng; Caleb Gadly, bị treo cổ tại tiểu bang Kentucky năm 1894 vì "đi phía sau vợ của chủ da trắng"; Mary Turner, bị xử tử vì đã vạch mặt băng nhóm da trắng hành hình chồng của bà. Ảnh: New York Times.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 4
Các kiến trúc sư xây dựng Đài tưởng niệm quốc gia về Hòa bình và Công lý đã lấy cảm hứng từ đài tưởng niệm các nạn nhân thảm họa diệt chủng Holocaust ở thủ đô Berlin, Đức và Bảo tàng Apartheid ở thành phố Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: New York Times
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 5
Luật sư Bryan Stevenson, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Khởi xướng Bình đẳng Công lý, nơi chủ quản của đài tưởng niệm, đã cùng các cộng sự bỏ ra nhiều năm trời để thống kê các trường hợp người da đen bị hành hình không xét xử trong lịch sử nước Mỹ. Gần 4.400 người đã trở thành nạn nhân của điều luật bất công và tàn bạo này. Ảnh: New York Times.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 6
Ông Stevenson cho rằng nhiều người nên được biết về trang lịch sử đen tối của vấn nạn phân biệt chủng tộc tại nước Mỹ. "Tôi không nói về lịch sử Mỹ nhằm trừng phạt quốc gia này vì những tội ác trên. Tôi chỉ muốn nước Mỹ tự do hơn", ông nói. Ảnh: New York Times.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 7
Một công trình khác gắn với đài tưởng niệm là Bảo tàng Di sản, nơi trưng bày những mẫu vật về nạn phân biệt chủng tộc và chế độ nô lệ đối với người da đen. Bức tượng trong ảnh mang tên "Nghi ngờ", được thực hiện năm 2017 bởi nghệ sĩ Titus Kaphar, khắc họa câu chuyện về những người da đen bị bỏ rơi trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: New York Times.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 8
Một số hiện vật tại bảo tàng, ví dụ như trong ảnh trên, cho phép người tham quan trò chuyện tương tác với những nạn nhân da đen bị kết án oan. Người đàn ông bên trái là Anthony Ray Hinton, ông đã ngồi tù tại tiểu bang Alabama 28 năm với án tử treo lơ lửng trên đầu vì hai tội danh giết người mà ông không hề thực hiện. Vào năm 1987, bồi thẩm đoàn xét xử ông chỉ toàn là người da trắng. Ảnh: New York Times.
Dai tuong niem nan nhan phan biet chung toc My anh 9
Hàng trăm lọ đựng đất được gia đình các nạn nhân da đen hoặc các nhà thiện nguyện cộng đồng lấy từ hiện trường những vụ hành hình không qua xét xử. Ảnh: New York Times.

Các nước châu Phi yêu cầu Trump xin lỗi vì bình luận 'quốc gia dơ bẩn'

Phái đoàn Liên minh châu Phi (AU) tại thủ đô Washington lên án phát ngôn của ông Trump về châu Phi và Haiti, đồng thời yêu cầu tổng thống Mỹ phải xin lỗi.

Không chỉ Trump, một số chính khách phương Tây cũng miệt thị di dân

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp rắc rối lớn khi gọi các nước châu Phi là “dơ bẩn”. Nhưng dường như không chỉ có Tổng thống Trump miệt thị các dân tộc khác.

Chi Mai

Bạn có thể quan tâm