Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không chỉ Trump, một số chính khách phương Tây cũng miệt thị di dân

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp rắc rối lớn khi gọi các nước châu Phi là “dơ bẩn”. Nhưng dường như không chỉ có Tổng thống Trump miệt thị các dân tộc khác.

Phát biểu của ông Trump hôm 12/1 vấp phải sự phản đối từ nhiều nước trên thế giới. Botswana và Haiti đã triệu tập đại sứ Mỹ và yêu cầu làm rõ cách dùng từ của ông Trump. Tổng thống Senegal Macky Sall đã viết trên Twitter: “Châu Phi và người da đen xứng đáng được tôn trọng”. Tờ báo của Vatican, L’Osservatore Romano đánh giá tuyên bố của ông Trump là “khắc nghiệt và đặc biệt xúc phạm”.

Dù vậy, ở các nước châu Âu, đặc biệt là các nước Đông Âu, không có một quốc gia nào lên tiếng phản đối.

Khong chi Trump,  nhieu chinh khach khac cung miet thi nguoi di cu anh 1
Tổng thống CH Czech đã gọi những người Hồi giáo là kẻ tội phạm. Ảnh: AP.

Giới chính trị không thích người nhập cư

Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã gọi người nhập cư Hồi giáo là những kẻ tội phạm. Người đứng đầu đảng cầm quyền ở Ba Lan, Jaroslaw Kaczynski cũng mô tả những người tị nạn là những người bệnh. Nhà lãnh đạo của Hungary Viktor Orban cũng so sánh người nhập cư như chất độc.

Tuần này, bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo gợi ý rằng nên “tập trung” những người di cư tại các trại tị nạn, phát ngôn khiến người ta nhớ đến những trại tập trung người Do Thái trong Thế chiến thứ hai.

Đối với giới chính trị, người nhập cư từ lâu đã trở thành một vấn đề đau đầu. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời kỳ thay đổi công nghệ, sự bất bình đẳng về lương gia tăng, làn sóng di cư kéo theo một nguồn lực lao động mới tràn vào các nước giàu có. Các nước với dân số từng có phần đông là người da trắng ngày càng "ít trắng" và những người da trắng cũng đang già đi.

Người ta cũng lo sợ những kẻ khủng bố sẽ trà trộn vào dòng người tị nạn đến từ các quốc gia bất ổn ở Trung Đông, Tây Nam Á, vùng cận Sahara...

Hiệu ứng Donald Trump

Một số chuyên gia chỉ ra rằng những lời nhận xét về người nhập cư có phần thô thiển, vô nhân đạo, thậm chí là phân biệt chủng tộc đang dần trở thành ngôn ngữ chính thống. Khi những lời lẽ này đến từ người đứng đầu Nhà Trắng, đó là dấu hiệu cho thấy phân biệt chủng tộc đang dần được chấp nhận trong các bài phát biểu chính trị.

Khong chi Trump,  nhieu chinh khach khac cung miet thi nguoi di cu anh 2
Tổng thống Hungary, Viktor Orban đã chỉ trích những người nhập cư không theo đạo Thiên chúa. Ảnh: Getty Images

Hiệu ứng Donald Trump đang lan sang các nước châu Âu, đặc biệt ở Áo và Đức, nơi người ta theo dõi nhất cử nhất động của tổng thống Mỹ. Một vài chính trị gia ở Tây Âu đã gọi làn sóng di cư là “trận lũ lụt” hay “lũ người đó”.

Một số nước châu Âu còn thực hiện các chính sách bài ngoại sau cuộc khủng hoảng di dân năm 2015. Thủ tướng Hungary Viktor Orban chỉ trích những người tị nạn không theo Cơ đốc giáo và xây dựng một bức tường ở biên giới để ngăn dòng người tị nạn. Tại thời điểm đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên án Hungary trên cả lời nói lẫn hành động. Nhưng đến tháng 3/2016, một số các quốc gia bắt đầu điều chỉnh chính sách hạn chế người nhập cư.

Catherine Woolard, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu về Người tị nạn và Tội phạm, cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu đang có xu hướng hành động giống như người đồng cấp Mỹ dù họ hết mực phủ nhận.

Italy thỏa thuận với Libya không đưa những người di cư lên thuyền sang châu Âu. Mặc dù chính sách này bao gồm cả những điều khoản nhân đạo nhưng trên thực tế nhiều người di cư có nguy cơ trở thành nô lệ trên đất Libya.

Liên minh châu Âu (EU) cũng tìm cách thay đổi chính sách tiếp nhận người tị nạn. Kết quả là một thỏa thuận gây tranh cãi giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã ra đời, chặn đường người nhập cư từ Trung Đông sang Đông Âu, thỏa thuận này cũng chặn luôn những người tị nạn vì chiến tranh, xung đột.

Tuy nhiên, Gerald Knaus, chuyên gia tại tổ chức Sáng kiến ổn định châu Âu, cho rằng không nên đánh đồng những lời lẽ kỳ thị của ông Trump với hành động của những nhà lãnh đạo châu Âu và kết luận giới chính trị châu Âu phân biệt chủng tộc.  

Trump: Tôi chỉ nói còn Bill Clinton lạm dụng phụ nữ Tại một cuộc tranh luận mùa bầu cử Mỹ 2016, ông Donald Trump nói "không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi" khi được hỏi về những phát ngôn tục tĩu trong một đoạn băng cũ.

70 bác sĩ đòi kiểm tra thần kinh Tổng thống Trump

Mặc dù đã vượt qua bài kiểm tra sức khỏe ngày 12/1 với kết quả “tình trạng tốt”, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã không kiểm tra sức khỏe tâm thần.

Sức khỏe của ông Trump: Thừa cân và uống thuốc mọc tóc

Trong khi những thông tin về đợt kiểm tra sức khỏe mới đây của tổng thống Mỹ chưa được công bố, chỉ số cơ thể và các loại thuốc ông từng dùng đã thu hút sự chú ý của công chúng.

Thu Thủy

Bạn có thể quan tâm