Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại học Princeton gỡ tên cố tổng thống vì phân biệt chủng tộc

Đại học Princeton ở Mỹ đã gỡ tên cố tổng thống Woodrow Wilson khỏi tên trường các vấn đề công cộng và quốc tế vì các chính sách phân biệt chủng tộc của ông.

Hội đồng quản trị của Đại học Princeton, Mỹ, đã bỏ phiếu loại tên Woodrow Wilson khỏi tên trường chính sách công cộng và quốc tế thuộc đại học này. Đại học Princeton nói rằng các chính sách phân biệt đối xử của cố tổng thống khiến ông trở thành một cái tên “đặc biệt không phù hợp” để đặt cho trường chính sách công, theo Washington Post.

“Khi đại học đặt tên một trường chính sách công theo một nhà lãnh đạo, người được vinh danh chắc chắn được xem là hình mẫu cho sinh viên trường”, hiệu trưởng Đại học Princeton Christopher L. Eisgruber viết trong một lá thư gửi đến Princeton về cuộc bỏ phiếu hôm 26/6 của hội đồng quản trị. “Khoảnh khắc đau đớn trong lịch sử nước Mỹ này đã chỉ rõ rằng chính sách phân biệt chủng tộc của Wilson khiến ông không phù hợp cho vai trò đó. Ở một quốc gia đang tiếp tục đấu tranh với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, Đại học Princeton và trường các vấn đề công cộng và quốc tế phải đứng lên vì sự bình đẳng và công bằng”.

Trường Các vấn đề Công và Quốc tế Woodrow Wilson sẽ trở thành Trường Các vấn đề Công cộng và Quốc tế Princeton. Ngoài ra, một trường cao đẳng dân sự được đặt tên theo Wilson cũng được đổi thành thành First College.

Princeton go ten Woodrow Wilson anh 1

Trường Các vấn đề Công cộng và Quốc tế Woodrow Wilson vào năm 2015 tại Đại học Princeton ở New Jersey. Đây là ngôi trường được Foreign Policy xếp hạng 2 trong những trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tốt nhất thế giới, chỉ sau trường Harvard Kennedy. Ảnh: AP.

Quyết định này là một sự thay đổi đáng kể đối với Đại học Princeton. Bốn năm trước, mặc dù sinh viên khởi xướng một chiến dịch để loại bỏ tên Woodrow Wilson khỏi tên trường, nó vẫn được giữ nguyên.

Hành động của hội đồng quản trị Đại học Princeton hôm 26/6 cho thấy sự phẫn nộ về cái chết của George Floyd và những người Mỹ da đen khác dưới tay cảnh sát đã buộc các tổ chức phải xem xét lại việc đặt tên theo các nhà lãnh đạo như Wilson.

Mặc dù vẫn “công nhận và tôn trọng di sản” của Woodrow Wilson, hội đồng quản trị kết luận rằng họ không thể để trường mang tên ông.

Wilson có mối quan hệ sâu sắc với Đại học Princeton. Cố tổng thống tốt nghiệp Princeton và từ năm 1902-1910, ông làm hiệu trưởng đại học này, nơi ông được xem như là một nhà lãnh đạo có nhiều cải cách.

Woodrow Wilson được bầu làm tổng thống thứ 28 của Mỹ vào năm 1912 và tái đắc cử vào năm 1916. Ông ban hành luật liên bang đầu tiên đặt ra một ngày làm việc tám giờ và hạn chế lao động trẻ em. Ông ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ và giúp thông qua Tu chánh án thứ 19 cho phép phụ nữ có quyền bỏ phiếu. Ông lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến I và được trao giải Nobel Hòa bình năm 1919. Tuy nhiên, Woodrow Wilson cũng ủng hộ việc phân biệt chủng tộc và chống lại những nỗ lực chống phân biệt đối xử với người da đen của các nhà lãnh đạo dân quyền.

Người giao hàng 'không thở được' và biện pháp khóa cổ gây tranh cãi

Cédric Chouviat, 42 tuổi, đã chết vào tháng 1 sau khi bị cảnh sát Pháp khóa cổ trong lúc bắt giữ. Vụ việc gây chú ý về chiến thuật khống chế bạo lực của cảnh sát Pháp.

Công tố viên New York từ chối từ chức, chỉ đi khi bị TT Trump sa thải

Ông Trump hôm 20/6 phủ nhận có liên quan đến việc sa thải công tố viên Geoffrey Berman sau khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr gửi thư cho Berman nói rằng tổng thống sa thải ông.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm