Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia địa ốc chi nghìn tỷ bành trướng quỹ đất

Khi việc phát triển dự án mới phải tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thủ tục pháp lý ở TP gặp khó, nhiều chủ đầu tư đẩy mạnh bành trướng quỹ đất ra vùng ven.

Khi thị trường kinh doanh có dấu hiệu chùng xuống dưới những tác động của dịch Covid-19, một số chủ đầu tư trong nước chuyển hướng sang đẩy mạnh mở rộng quỹ đất ra khu vực vùng ven, tăng cường thêm lợi thế sẵn có về sở hữu quỹ đất sạch.

Mới đây, tại đại hội cổ đông thường niên của CTCP đầu tư và phát triển bất động sản An Gia (AAG), Chủ tịch Nguyễn Bá Sáng chia sẻ trong năm 2019, doanh nghiệp đã mua quỹ đất có tổng giá trị 2.800 tỷ đồng của các dự án tại Bình Dương, Vũng Tàu và khu vực xa trung tâm của TP.HCM.

Chi hàng nghìn tỷ săn đất sạch

Dự kiến, trong năm nay, An Gia tiếp tục mạnh tay chi thêm 3.000 - 5.000 tỷ đồng để mua quỹ đất và triển khai các dự án. Đặt ra tiêu chí tìm quỹ đất có pháp lý tương đối hoàn chỉnh, công ty cho biết sẵn sàng chấp nhận thu mua với giá cao hơn để có thể triển khai phát triển trong 6-9 tháng nhằm hạn chế rủi ro.

Tương tự, CTCP đầu tư Nam Long (NLG) dù đang nắm tổng 681 ha đất ở nhiều tỉnh thành, vẫn đặt kế hoạch dành 2.000 tỷ mỗi năm để mở rộng quỹ đất của mình.

dau tu quy dat sach vung ven anh 1

Một dự án quy mô 1.000 ha của Novaland ở Phan Thiết. Ảnh: Quỳnh Danh

Trong buổi gặp gỡ các nhà đầu tư hồi giữa tháng 6, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang cho biết hiện doanh nghiệp này đang tập trung mọi nguồn lực để gia tăng quỹ đất.

Mục tiêu của Nam Long là hướng đến những khu đất có quy mô lớn ở các tỉnh, thành phố vệ tinh hoặc tại cửa ngõ của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thậm chí là khu vực phía Bắc.

Nhận định về xu hướng phát triển này, đại diện Nam Long cho biết đang tận dụng thời điểm và cơ hội để cân nhắc mở rộng quỹ đất sau Covid-19 bởi nhiều đơn vị đang gặp khó khăn về pháp lý và áp lực tài chính sẽ buộc phải xả hàng để giải quyết khó khăn.

Có cùng quan điểm, Chủ tịch An Gia cũng cho rằng sau dịch bệnh là thời điểm vàng để mở rộng quỹ đất vì quá trình đàm phán về giá suôn sẻ hơn.

Trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp bất động sản đều đang đẩy mạnh phát triển quỹ đất mới, đặc biệt là các thị trường tỉnh lân cận. Nguyên nhân là quỹ đất sạch tại các thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM ngày càng hạn chế. Chính vì vậy, các chủ đầu tư đang nhanh chóng bổ sung quỹ đất cho chặng đường phát triển doanh nghiệp dài hơi 15-20 năm.

Cuộc chiến đất sạch và lợi thế về quỹ đất

Trong năm 2019, thị trường đã chứng kiến một loạt thương vụ M&A trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Đầu 2019, An Quý Hưng chi đến 6.800 tỷ đồng mua 57% vốn của Vinaconex với mục tiêu hướng đến dự án Khu đô thị Bắc An Khánh quy mô gần 270 ha. Được biết, dự án này mới triển khai khoảng 70 ha và vẫn còn 200 ha đất sạch đã nộp tiền sử dụng đất và giải phóng mặt bằng.

Novaland cũng là một trong những đại gia đang nắm giữ quỹ đất lớn với quy mô được công bố lên đến gần 5.000 ha, đủ để doanh nghiệp phát triển ổn định trong 10-20 năm tới. Theo chia sẻ mới đây của Giám đốc Tài chính tập đoàn Novaland Nguyễn Thái Phiên, 70% quỹ đất tại TP.HCM của doanh nghiệp nằm ở khu Đông và đây sẽ là lợi thế lớn trước xu hướng đầu tư về khu vực phía Đông TP.

Các chủ đầu tư đang sở hữu quỹ đất lớn trên thị trường
Đơn vị: Hecta
Nhãn
Vinhomes
14900
Novaland
4270
Nam Long
681
Khang Điền
650
DIC Corp
350

Trong khi đó, các chủ đầu tư như Nam Long và An Gia lại tận dụng lợi thế về quỹ đất sạch dồi dào để bắt tay với các nhà đầu tư ngoại có kinh nghiệm phát triển dự án và có tiềm lực tài chính mạnh, hợp tác đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tốt.

Bình luận về xu hướng này, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch SohoVietnam cho rằng việc các chủ đầu tư hướng ra thị trường tỉnh đã có từ 2-3 năm trở lại đây. Nguyên nhân là hạ tầng giao thông kết nối ở các địa phương đang ngày càng phát triển với các tuyến đường cao tốc, rút ngắn thời gian di chuyển đến khu vực trung tâm.Cùng với đó, các dự án phát triển khu công nghiệp đang được đẩy mạnh đầu tư và mở rộng quy mô ở các thị trường này, thu hút một nguồn cư dân sinh sống lớn khiến nhu cầu nhà ở tăng cao. Ngoài ra, giá đất tại các khu vực tỉnh còn khá rẻ, quỹ đất sạch dồi dào trong khi đất ở Hà Nội và TP.HCM ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.

Xét về thời điểm, ông Phan Xuân Cần cho rằng khi thị trường chịu tác động của Covid-19, nhiều chủ đầu tư tại thị trường tỉnh gặp khó khăn về tài chính đang có nhu cầu bán dự án, trong khi các chủ đầu tư lớn lại có tiềm lực tài chính mạnh, có thể bắt tay vào phát triển dự án ngay sau khi hợp tác. Hiện nay cách thức bổ sung quỹ đất phổ biến của các chủ đầu tư là mua lại hoặc hợp tác với các chủ đầu đầu tư cũ.

Ngoài ra, ông cũng nhận định ở thị trường tỉnh, các chủ đầu tư giảm bớt áp lực về thủ tục hành chính, pháp lý để đầu tư dự án cũng như chi phí đền bù giải phóng mặt bằng thấp hơn so với thị trường các thành phố lớn.

Giá nhà ở Hà Nội thấp hơn 30% so với TP.HCM

Theo Savills, tính liên kết và giá trị bất động sản của thủ đô đang được cải thiện nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng.

Đất ven biển Cần Giờ được nhà đầu tư săn tìm

Giá đất giao dịch tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM ghi nhận mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 khoảng 20-50%.

Hà Bùi

Bạn có thể quan tâm