Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại biểu Quốc hội lại đề nghị không hoãn tăng lương

Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương đúng lộ trình cải cách trong năm 2013.

Đại biểu Quốc hội lại đề nghị không hoãn tăng lương

Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương đúng lộ trình cải cách trong năm 2013.

Theo kế hoạch, năm 2013, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5%, kiềm chế lạm phát 8%, tương đương so với 2012. Về chỉ tiêu này, phần lớn đại biểu đều đồng tình và cho rằng, đây là con số hợp lý trong bối cảnh hiện tại. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) kiến nghị 4 nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và 5 nhóm về chính sách tài khóa.

Ủng hộ mục tiêu tăng trưởng 5,5%, kiềm chế lạm phát 8%, ông bày tỏ, đây là những con số khả thi, có thể thực hiện được vì nền kinh tế đang tăng trưởng dưới tiềm năng. “Nếu có chính sách khơi thông thị trường, với công suất đang có, kinh tế có thể tăng trưởng trở lại”, ông này nhận xét.

Đại biểu này cũng bày tỏ lo ngại, nếu cứ cách làm như hiện nay thì việc tái cơ cấu doanh nghiệp, ngân hàng, nền kinh tế sẽ khó thực hiện triệt để. “Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan tâm đến cái ‘vòng kim cô’ nợ xấu đang làm chết doanh nghiệp, đồng thời lưu ý đến hiện tượng nợ xấu quay vòng, doanh nghiệp chưa vay được vốn với lãi suất 15%, muốn vay vốn còn cần nhiều thủ tục khác”, đại biểu Lịch nói.

Vấn đề thứ hai là cần đẩy mạnh hơn tăng tiêu dùng, cần có biện pháp để làm ấm thị trường bất động sản, giải quyết tồn đọng bất đông sản. Thứ ba là ổn định thị trường vàng. Đại biểu Lịch nói: “Dường như vừa qua, việc quản lý thị trường vàng đã có những biện pháp thiếu cân nhắc, quản tới quản lui”. Tiếp theo là cần công khai minh bạch các tiêu chí tái cơ cấu ngân hàng thương mại, xử lý thanh khoản của ngân hàng yếu kém. “Làm công tâm đến thế nào mà để mất niềm tin trong tiền tệ cũng là mất tất”, ông Lịch bày tỏ.

 

Đại biểu Quốc hội vẫn muốn tăng lương được thực hiện đúng theo lộ trình cải cách

Đại biểu Lê Vũ Đức cũng đồng ý với mục tiêu đề ra. Theo ông, cần phải cho dừng hoạt động những ngân hàng yếu kém, nợ xấu cao, vì nếu để hoạt động sẽ làm cho thị trường rối loạn, lãi suất không minh bạch. Còn với những doanh nghiệp yếu kém không có khả năng khôi phục dù có cứu cũng không dễ tồn tại, nên sắp xếp lại hoặc cho dừng hoạt động. Đại biểu Đức cũng đề nghị Chính phủ tập trung xử lý nợ xấu và cho rằng trách nhiệm xử lý nợ xấu là của ngân hàng. Ông cũng kỳ vọng công ty mua bán nợ quốc gia, sau khi thành lập cần phải hoạt động công khai, minh bạch.

Liên quan đến chính sách tài khóa, các đại biểu cũng cho rằng, không nên hoãn tăng lương trong năm tới. Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, vẫn cần tăng lương theo lộ trình cải cách và đề nghị năm 2013 ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguồn tăng lương. Ông cho rằng, không phải vô phương tới mức không thể tăng được lương, có thể tính đến cắt giảm chi phí khác. Đại biểu Đặng Thuần Phong cho rằng, nếu cắt giảm chi phí khác như chi đi nước ngoài, chi bôi trơn, chi các khoản khác… hoàn toàn có thể tính đến tăng lương theo lộ trình, chứ không thể nói “không thể tăng lương”.

Đại biểu Lê Thị Nga (Hà Nội) thì băn khoăn việc tạm nhập tái xuất xăng dầu. Với con số 2 triệu tấn xăng dầu tạm nhập nhưng "quên" tái xuất, đại biểu này cho rằng con số lãi sẽ rất lớn nếu bán đi và đề nghị Bộ Tài chính, Công thương cần giải trình, Bộ Công an cần vào cuộc.

Phát biểu tại Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho hay, tạm nhập tái xuất là hoạt động thương mại bình thường. Tại Việt Nam, xăng dầu là nhu cầu cần thiết, ngoài ra Lào và Campuchia cũng cần cung cấp xăng dầu nên 1 năm vẫn tạm nhập tái xuất để xuất cho nước bạn. Ngoài ra, hoạt động của máy bay, tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam cũng có nhu cầu mua xăng, do đó, cần tạm nhập tái xuất như là hoạt động mang tính chất ngoại giao.

lan Anh

Theo Infonet
 

lan Anh

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm