Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc được thả sau cáo buộc hiếp dâm

Dù phải đối mặt với cáo buộc cưỡng hiếp, một nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc được cảnh sát New York trả tự do với lý do người này có quyền miễn trừ ngoại giao.

Vào lúc 23h hôm 21/8 (giờ địa phương), một phụ nữ đã tố cáo ông Charles Dickens Imene Oliha, nhà ngoại giao người Nam Sudan đang làm việc tại Liên Hợp Quốc, đã cưỡng bức cô hai lần tại chính căn hộ của cô, Guardian đưa tin hôm 23/8.

Ông Oliha sống cùng tòa nhà với người phụ nữ này.

Người phụ nữ trình báo vụ tấn công với cảnh sát sau khi được một người bạn thúc giục. Cô đã đến bệnh viện New York-Presbyterian, gần khu dân cư Washington Heights, để kiểm tra y tế.

Trả lời New York Daily News, văn phòng tình báo của sở cảnh sát New York (NYPD) xác nhận ông Oliha bị cáo buộc cưỡng hiếp người hàng xóm. Dù vậy, ông này đã được trả tự do với lý do miễn trừ ngoại giao.

Quyen mien tru ngoai giao anh 1

Ông Oliha (hàng đầu tiên) trong một cuộc họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Ảnh: Facebook Charles Dickens.

Các quan chức thành phố New York cho biết họ đang điều tra ông Oliha. Họ cũng lưu ý rằng Bộ Ngoại giao Mỹ có khả năng thu hồi đặc quyền ngoại giao của nhà ngoại giao này.

“Đây vẫn là một cuộc điều tra đang diễn ra”, Julian Phillips, phó ủy viên của NYPD cho biết. Ông cũng lưu ý rằng đây là vấn đề của sở cảnh sát tiểu bang.

Thị trưởng New York Eric Adams cũng xác nhận cuộc điều tra về vụ việc của ông Oliha vẫn đang diễn ra.

Ông Adams cũng nhấn mạnh: "Không bao giờ được dung thứ cho bất kỳ hình thức tấn công tình dục nào".

Việc ông Oliha được trả tự do khiến nhiều nhà hoạt động chống bạo lực tình dục cảm thấy bất bình.

Trả lời New York Post, bà Jane Manning, giám đốc của dự án Women’s Equal Justice, cho biết: “Thật đáng kinh ngạc khi một người bị buộc tội hiếp dâm không phải chịu trách nhiệm cho dù sự thật có như thế nào đi chăng nữa”.

Mặc dù các nhà ngoại giao rất hiếm khi phạm tội, họ vẫn thường sử dụng quy chế miễn trừ ngoại giao mỗi khi bị cáo buộc để tránh bị truy tố.

Cũng nhờ quyền miễn trừ ngoại giao, ông Hassan Salih, nhà ngoại giao người Sudan làm việc tại Liên Hợp Quốc, đã được cảnh sát trả tự do vào năm 2017 sau khi bị bắt vì sờ soạng một phụ nữ trong quán bar.

Liên Hợp Quốc chấm dứt miễn trừ với 13 quan chức Taliban

Các nhà ngoại giao ngày 19/8 cho biết Liên Hợp Quốc sẽ chấm dứt miễn trừ lệnh cấm đi lại với 13 quan chức Taliban, trong khi chờ thỏa thuận từ các thành viên Hội đồng Bảo an.

Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc lần đầu đến Myanmar

Bà Noeleen Heyzer, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar, hôm 15/8 đã đến nước này. Đây là lần đầu tiên bà đến Myanmar kể từ khi được bổ nhiệm vào tháng 10/2021.

Hồng Sơn

Bạn có thể quan tâm