Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đắc nhân tâm': Làm sao để có kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc?

"Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie là cuốn sách nổi tiếng về kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Sự thành công của nó được chứng minh qua sức sống từ năm 1936 tới tận ngày nay.

Đắc nhân tâm được xem là kim chỉ nam về mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau dù được viết bằng ngôn từ đơn giản. Nếu học hỏi theo cuốn sách, bạn có thể sẽ thành công trong cả cuộc sống thường nhật và sự nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn muốn gây ảnh hưởng tới người khác và trở thành một người lãnh đạo, cuốn sách này là cực kỳ cần thiết. Tất nhiên, nó không đưa ra những mánh khoé "thao túng" người khác mà là cách để cải thiện tầm ảnh hưởng và trí tuệ cảm xúc cho bạn.

Theo Psychologytoday, trí tuệ cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc được mô tả là khả năng tự nhận thức, xác định, quản lý cảm xúc của một người và cũng như của người khác.

dac nhan tam anh 1

Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng trong việc tạo ảnh hưởng đối với người khác. Ảnh: BBVA

Cho nên, nếu là một người dày dặn kinh nghiệm trong xã hội, bạn có thể coi đây là một cách để luyện tập kỹ năng giao tiếp cho mình. Tuy nhiên, nếu coi bản thân là một người giao tiếp chưa tốt và không có ảnh hưởng đối với người khác thì quyển sách này có thể sẽ làm thay đổi thế giới của bạn.

Điểm thú vị là Đắc nhân tâm được viết vào năm 1936 và không ai có thể ngờ rằng một thứ áp dụng được từ lâu tới vậy lại có thể hữu ích trong thời đại này. Điều đó phần nào chứng minh được ảnh hưởng mạnh mẽ của nó tới mọi người trong suốt 84 năm qua.

Cuốn sách này được chia thành 4 chương:

1. Nghệ thuật ứng xử căn bản

2. 6 cách tạo thiện cảm

3. Làm thế nào để hướng người khác suy nghĩ theo bạn

4. Thay đổi người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận

Tuy nhiên, có 9 điều quan trọng cần được nhắc tới để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc, đó là:

Khi nói về vấn đề của người khác, chìa khoá của điều này chính là luôn đặt mình vào địa vị của họ. Hãy nhìn mọi thứ dưới góc nhìn của họ, để thấy điều họ muốn và làm thế nào để đạt được điều họ muốn.

Ví dụ, nếu bạn muốn thuyết phục ai đó làm theo một điều gì, hãy nói với họ những lợi ích mà nó đem lại cho chính họ, chứ không phải cho bạn. Khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để nhận được sự chú ý và sự đồng thuận hơn.

dac nhan tam anh 2

Tác giả Dale Carnegie (1888–1955). Ảnh: Biography

Luôn đưa ra đánh giá một cách khách quan nhưng chân thành; nó khác với việc nịnh bợ. Đừng nhờ ai đó giúp đỡ ngay sau khi khen họ, đừng mong chờ điều gì đó để đổi lại những lời khen. Làm người tử tế và tốt bụng là một điều tuyệt vời.

Khi góp ý sai lầm của người khác, nên một cách gián tiếp. Điều quan trọng là hãy thay từ 'nhưng' bằng từ 'và'.

Ví dụ: "Nếu con bạn được điểm cao môn toán, cùng lúc đó lại bị điểm thấp môn tiếng Anh, đừng nói với con là con đã làm rất tốt NHƯNG cần phải cố gắng hơn ở môn tiếng Anh". Hãy tách biệt hai chuyện đó thật rõ ràng bằng cách đổi chủ đề.

Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi người khác đột nhiên ủng hộ bạn, hoặc thậm chí biện hộ giúp bạn. Hãy tránh tranh cãi hết sức có thể.

Hãy xét lại mình trước khi phê bình người khác. Nếu bạn thấy ý tưởng của ai đó có sai sót, hãy thẳng thắn nói ra và bảo vệ quan điểm bằng chính trải nghiệm của mình. Đừng chỉ nói rằng ý tưởng của ai đó là sai rồi như một cách phê phán.

dac nhan tam anh 3

Cuốn Đắc nhân tâm. Ảnh: Medium

Biết giữ thể diện cho người khác. Tức là nếu ai đó mắc sai lầm, đừng bao giờ chỉ trích họ trước đám đông. Đừng bao giờ công kích công người khác. Một nguyên tắc nữa là đưa ra quan điểm của mình theo cách mà người khác có thể hồi đáp và để chính họ đưa ra kết luận.

Hãy sử dụng những câu hỏi có thể khiến người khác nói "Vâng, vâng" ngay tức thì. Về cơ bản thì hãy khiến người đối diện phải tán thành trước khi hỏi câu hỏi quan trọng.

Ví dụ, nếu bạn muốn ai đó đồng tình với dự án của mình, hãy hỏi những câu khiến họ buộc phải nói "Vâng". Sau đó, khi bạn đã có sự công nhận chung chung, hãy hỏi họ về vấn đề chính.

Nên để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng. Bởi con người thường không thích cảm giác bị ai đó sai khiến hay thừa nhận rằng bản thân đã sai.

Do đó, nếu bạn muốn người khác lựa chọn ý tưởng của mình, hãy khiến họ nghĩ rằng ý tưởng mà bạn đang đưa ra chính là ý tưởng của họ. Đây là cách tiếp cận rất hiệu quả; tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thương lượng tốt.

Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù là nhỏ nhất, của người khác.

Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù là nhỏ nhất, của người khác. Nói một cách đơn giản thì hãy rộng lượng đưa ra những lời nhận xét tích cực ngay khi ai đó làm điều đúng đắn. Bạn sẽ chẳng mất gì khi là người tử tế và luôn biết ơn.

Hãy nhớ rằng không quy luật nào trên đây cho bạn sự tự tin tuyệt đối để đạt được điều mình muốn. Tuy nhiên, nếu áp dụng chúng một cách hiệu quả và chân thành, những quy tắc này sẽ thúc đẩy sự ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc của bạn.

Bí quyết tự tin giao tiếp tiếng Anh chỉ tốn 30 phút mỗi ngày

Với phương pháp học đúng và duy trì đều đặn mỗi ngày, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh tốt hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian tập luyện.

Nhan cach 'oc muon hon

Nhân cách 'ốc mượn hồn" là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm