Năm 2016, Bộ Tài chính Thái Lan phát đi yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 1,1 tỷ USD thiệt hại từ chương trình trợ cấp giá gạo trong giai đoạn bà nắm quyền 2011-2014. Hôm 2/4, Tòa án Hành chính Trung ương Thái Lan ra phán quyết vô hiệu hóa yêu cầu của Bộ Tài chính, Reuters đưa tin.
Tòa án cho rằng yêu cầu bồi thường của Bộ Tài chính thiếu cơ sở pháp lý. Cụ thể, bà Yingluck không phải chịu trách nhiệm đối với cáo buộc tham nhũng, do chương trình trợ cấp lúa gạo được triển khai thực hiện bởi các quan chức khác trong chính phủ.
Tòa án kết luận Bộ Tài chính Thái Lan đã không thể chứng minh cựu Thủ tướng Yingluck có liên quan trực tiếp tới thiệt hại tài chính từ chương trình trợ giá.
Chương trình trợ cấp giá gạo là chính sách tiêu điểm giúp đảng Pheu Thai của bà Yingluck chiến thắng cuộc tổng tuyển cử năm 2011.
Theo chương trình này, chính phủ mua lại gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá bán trên thị trường quốc tế. Mục tiêu của chính sách này là nhằm tích trữ gạo, qua đó đẩy cao giá gạo của Thái Lan trên thị trường quốc tế.
Thế nhưng, các nước xuất khẩu gạo khác đã tận dụng cơ hội này để giành lấy thị phần của gạo Thái Lan nhờ bán gạo với giá cạnh tranh hơn. Hậu quả là Thái Lan mất vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đồng thời một lượng lớn gạo tồn đọng trong các kho dự trữ của chính phủ.
Những người chỉ trích bà Yingluck cho rằng chương trình trợ cấp giá gạo là chiêu bài chính trị nhằm mua chuộc sự ủng hộ của cử tri vùng nông thôn bằng ngân sách nhà nước.
Bà Yingluck bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Bà bị kết án vắng mặt 5 năm tù năm 2017 vì sơ suất trong xây dựng chương trình trợ giá. Bà Yingluck bỏ trốn khỏi Thái Lan trước khi bản án có hiệu lực, đồng thời gọi đây là bản án vì động cơ chính trị.
Người biểu tình Thái Lan bị truy tố tội đe dọa hoàng hậu
Ngày 31/3, năm người biểu tình ở Thái Lan bị buộc tội cố gắng làm hại hoàng hậu, sau khi họ chạm trán với đoàn xe hoàng gia trong một cuộc biểu tình năm 2020.
Quân đội Myanmar thả phóng viên AP cùng hơn 600 người biểu tình
Phóng viên Thein Zaw của hãng AP là một trong số hơn 600 người được chính quyền quân sự Myanmar trao trả tự do vào ngày 24/3.
Người làm nail gốc Việt ở Mỹ trải qua một năm điêu đứng
Sau một năm đại dịch khiến hoạt động kinh doanh đình trệ, những người trong ngành làm móng tại Mỹ đang đứng trước mối đe dọa của làn sóng bạo lực nhắm vào dân gốc Á.